Bộ GD&ĐT chấn chỉnh các khoản thu đầu năm học 2020-2021

Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh thực hiện các khoản thu đầu năm học 2020-2021
Bất đồng thu phí học online, phụ huynh Tiểu học Victory "rục rịch" chuyển trường cho con Trường tư Hà Nội được phép thu tiền hỗ trợ học online
bo gddt chan chinh cac khoan thu dau nam hoc 2020 2021
Ảnh minh họa

Theo đó, ngày 11/5/2020, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 1620/BGDĐT - KHTC về việc hướng dẫn các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo năm học 2019-2020; 2020-2021 và chỉ đạo điều hành giá năm 2020.

Tuy nhiên, qua công tác thanh tra kiểm tra thực tế, phản ánh của phương tiện thông tin đại chúng, vẫn còn tình trạng một số địa phương, cơ sở giáo dục chưa quyết liệt thực hiện theo đúng quy định và chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện, chỉ đạo UBND các cấp, cơ quản quản lý giáo dục các cấp hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại.

Xử lý nghiêm tình trạng lạm thu

Về học phí, Bộ GD&ĐT đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thống nhất quy định mức học phí cụ thể phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn quản lý và tình hình dịch Covid.

Quy định mức học phí căn cứ vào trần học phí năm học 2020-2021 quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập (Nghị định số 86/2015/NĐ-CP).

Trong trường hợp tổ chức học trực tuyến (online), mức thu học phí không được vượt quá khung học phí quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.

Về các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, vùng miền.

Việc quản lý và sử dụng các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 của Bộ GDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở ban ngành có liên quan phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn bảo đảm công khai, minh bạch theo đúng quy định của Luật giá và các văn bản có liên quan.

Đặc biệt, cần tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Bộ GD&ĐT đề nghị xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn đã để xảy ra tình trạng lạm thu. Nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định của Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT.

Đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình

ng văn nêu rõ, các địa phương cần tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư theo hướng dẫn, bố trí vốn đối ứng để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả đầu tư của các Chương trình, Đề án, Dự án… thụ hưởng qua Bộ GD&ĐT, tập trung các nguồn lực để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp học, đào tạo bồi dưỡng đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới; Đẩy mạnh việc giải ngân các nguồn kinh phí đề án, dự án liên quan để đảm bảo tiến độ giải ngân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, ưu tiên bố trí các nguồn lực để huy động và phân bổ ngân sách cho giáo dục đảm bảo chi thường xuyên (tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương và các hoạt động giảng dạy, học tập…) cho các cơ sở giáo dục đúng quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục để đảm bảo điều kiện thực hiện tốt các chỉ đạo của ngành giáo dục.

Các địa phương cần thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Tất cả học sinh phải có đủ SGK trước năm học mới

Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương chủ động thực hiện hỗ trợ sách giáo khoa SGK cho các đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành.

Cụ thể, thực hiện hỗ trợ chi phí học tập, trang bị SGK cho học sinh đối tượng chính sách, học sinh vùng xâu vùng xa, vùng khó khăn theo quy định tại khoản 3, Điều 11 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; Khoản 7 Điều 2 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của liên Bộ Tài chính, Bộ GDĐT hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc; Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 2/1/2003 của Bộ GDĐT về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông và Công văn số 2689/BGDĐT-GDTH ngày 22/7/2020 của Bộ GD&ĐT.

Đồng thời, căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách đặc thù hỗ trợ SGK cho các thư viện dùng chung, cho học sinh thuộc các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 251/TB-VPCP ngày 24/7/2020 của Văn phòng Chính phủ tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá tháng 7/2020 bảo đảm tất cả học sinh có đủ SGK trước năm học mới 2020-2021.

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động rà soát, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm; lập đường dây nóng, thông báo công khai đường dây nóng trên website để nhân dân phản ánh, đồng thời báo cáo những vướng mắc về Bộ GD&ĐT để có giải pháp phù hợp.

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động