8 đại án sắp xử và những thiệt hại khủng
Cán bộ PVN vẫn lo rủi ro pháp lý sau loạt đại án |
Vừa qua, Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng (BCĐ) thảo luận, cho ý kiến đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo từ sau phiên họp thứ 15 đến nay.
Tám vụ án nghiêm trọng, phức tạp
Theo BCĐ, các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương và địa phương đã tập trung lực lượng, phối hợp chặt chẽ khởi tố mới bốn vụ án, phục hồi điều tra bốn vụ án, kết thúc điều tra hai vụ/bảy bị can. Cơ quan tố tụng cũng đã ban hành cáo trạng truy tố năm vụ/15 bị can, xét xử sơ thẩm năm vụ/12 bị cáo, xét xử phúc thẩm bốn vụ/109 bị cáo; đã kết thúc xác minh, giải quyết 14 vụ việc theo đúng kế hoạch của BCĐ.
Thanh tra Chính phủ đã tập trung kết luận thanh tra dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên; việc quản lý, sử dụng số tiền tạm ứng và nguồn vốn tái cơ cấu Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin). Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao có sai phạm liên quan đến tham nhũng, kinh tế được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.
Thời gian tới, Thường trực BCĐ đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý các vụ việc theo kế hoạch của BCĐ. Từ nay đến hết năm 2019, BCĐ đề nghị kết thúc điều tra 28 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 24 vụ án, xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm bảy vụ án, kết thúc xác minh 36 vụ việc.
Đặc biệt, Thường trực BCĐ đề nghị tập trung điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm tám vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm trong năm 2019.
Hai cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn (phải) và Nguyễn Bắc Son. Ảnh: TƯ LIỆU |
Chín bị can trong vụ MobiFone mua AVG. Ảnh: TƯ LIỆU |
Hơn 7.000 tỉ thiệt hại từ thương vụ MobiFone - AVG
Vụ MobiFone - AVG là một trong những vụ án khiến nhiều quan chức cao cấp vướng vòng lao lý nhất thời gian qua. Tính đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với chín bị can.
Trong số này, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (hai cựu bộ trưởng TT&TT) cùng Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) bị khởi tố về hai tội: vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ.
Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vũ (cựu chủ tịch HĐTV AVG) bị khởi tố, bắt giam về tội đưa hối lộ. Ngoài ra, ông Lê Nam Trà (cựu chủ tịch HĐTV MobiFone) cùng hàng loạt cựu lãnh đạo của MobiFone và Bộ TT&TT khác cũng bị khởi tố, bắt giam.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, những vi phạm làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone trong quá trình mua 95% cổ phần AVG đã gây nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn nhà nước tại MobiFone hơn 7.000 tỉ đồng, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo.
Hàng loạt đất vàng bị thâu tóm tại TP.HCM
Tại TP.HCM, có tới hai trong tổng số tám đại án được nêu tên liên quan đến các sai phạm về đất đai.
Vụ thứ nhất liên quan đến khu đất 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố ông Nguyễn Thành Tài (cựu phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM), Nguyễn Hoài Nam (cựu bí thư Quận ủy quận 2), ông Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở TN&MT) và ông Trương Văn Út (cựu phó trưởng phòng Quản lý đất, Sở TN&MT). Các ông này bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Mới đây nhất, Bộ Công an đã đề nghị tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp làm việc, cung cấp tài liệu liên quan đến việc thanh tra toàn diện dự án 8-12 Lê Duẩn và các đoàn thanh tra, kiểm tra khác liên quan đến dự án này.
Vụ án thứ hai là vụ xảy ra tại Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát (Sabeco), liên quan đến khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM.
Trong vụ này, CQĐT đã khởi tố năm bị can để điều tra về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai gồm: ông Nguyễn Hữu Tín (cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM), Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở TN&MT TP.HCM), Lê Văn Thanh (phó chánh Văn phòng UBND TP.HCM), Nguyễn Thanh Chương (trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM) và Trương Văn Út (phó phòng Quản lý đất đai, Sở TN&MT).
Bảy quan chức cấp cao Đà Nẵng “dính” tới Vũ “nhôm”
Đại án thứ tư là vụ vi phạm quy định về quản lý đất đai, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Đà Nẵng. Trong vụ án này có tới bảy cựu lãnh đạo, cán bộ cấp cao của TP Đà Nẵng bị khởi tố vì liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”).
Cụ thể, các bị can gồm Trần Văn Minh (cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2006-2011), Văn Hữu Chiến (cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2011-2014), Nguyễn Điểu (cựu giám đốc Sở TN&MT), Trần Văn Toán (cựu phó giám đốc Sở TN&MT), Lê Cảnh Dương (giám đốc Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư TP Đà Nẵng).
Mới đây nhất, Bộ Công an tiếp tục khởi tố thêm ông Nguyễn Ngọc Tuấn (cựu phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng), Phan Xuân Ít (cựu phó chánh Văn phòng UBND TP), Lê Anh Tuấn (chủ tịch HĐQT Công ty CP Cung ứng tàu biển Đà Nẵng), Nguyễn Đình Thống (cựu giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất Đà Nẵng) và Phan Minh Cương (tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng 79)…
Bốn đại án còn lại
|