11 tác giả đạt giải Cuộc thi viết “Ký ức Hà Nội” lần III năm 2024
Trao giải cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” Phát động Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024 Ngày trở về - Ký ức chẳng thể nào quên |
Sáng 24/10, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt phối hợp với Sở TT&TT TP Hà Nội tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024.
Tham dự sự kiện có ông Phan Như Nguyện - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; bà Nguyễn Thị Mai Hương – Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội; ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam; bà Trần Thị Mai Dung, Trưởng phòng Xuất bản (Sở TT&TT Hà Nội).
Các đại biểu tham dự Lễ trao giải |
Ngoài ra, Lễ trao giải còn có sự tham dự của nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng – Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô; ông Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban Giám khảo cùng các tác giả đạt giải cuộc thi.
Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam; Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng – Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô; Nhà thơ Trần Đăng Khoa tham dự Lễ trao giải. |
Nhiều thông tin “đắt” về Hà Nội được tìm thấy qua các bài viết
Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024 được phát động từ tháng 7/2024 hướng đến Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III tiếp tục thu hút sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước với số lượng tác phẩm đa dạng, có chất lượng, chiều sâu hơn năm trước. Sau hơn 3 tháng phát động, Ban Tổ chức đã tiếp nhận được hơn 700 tác phẩm dự thi, với nhiều tác phẩm chất lượng, có chiều sâu, có góc nhìn, tư liệu quý về lịch sử, quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Trưởng Ban Giám khảo đánh giá, các bài dự thi năm nay có nhiều bài viết chất lượng tốt, đồng đều hơn, ghi lại vẻ đẹp của Hà Nội ở nhiều góc cạnh khác nhau. Như "Câu chuyện nạn đói năm 1945 và giây phút chạm má vào huy chương ngày Giải phóng Thủ đô"; "Lòng hiếu khách của người Tràng An"; "Lược sử nghìn năm của Thủ đô viết qua tên phố"; “Phố B52” mùa đông năm 1972, lời dặn và bức thư của bố".
“Các tác phẩm tham dự Cuộc thi là những nét bút chớp nhanh, ghi lại những vẻ đẹp mong manh, dễ hòa tan của Hà Nội để giữ lại. Đặc biệt, những ký ức Giải phóng Thủ đô Hà Nội. Trong đó, tác phẩm dành được điểm cao nhất có những chi tiết đắt giá mà nếu không phải người trong cuộc sẽ không biết được. Đó là ký ức về ngày giải phóng Thủ đô được tác giả ghi lại, trong đó có những chi tiết mà ngay trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng không có” – nhà văn, nhà thờ Trần Đăng Khoa nói.
Người trẻ quan tâm, tâm huyết với lịch sử Hà Nội
Đáng chú ý, trong số các tác phẩm dự thi, có nhiều bài viết của các bạn trẻ, điển hình như tác giả nhỏ tuổi nhất gửi bài là em Phạm Gia Nhi- học sinh lớp 10B1- Trường THPT Mai Sơn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Người gửi nhiều bài dự thi nhất là tác giả Đinh Thành Trung, với 20 bài. Tác giả cao tuổi nhất là PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thị Thanh Hương, nguyên là giảng viên cao cấp Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Văn Hoài – Tổng Biên tập Báo NTNN/Điện tử Dân Việt, Trưởng Ban Tổ chức Giải cho biết: “Một trong những nét mới của Cuộc thi năm nay là sự tham gia đông đảo của các bạn trẻ, những người tâm huyết với ký ức cũng như sự phát triển của Thủ đô chúng ta”.
Nhà báo Nguyễn Văn Hoài – Tổng Biên tập Báo NTNN/Điện tử Dân Việt, Trưởng Ban Tổ chức Giải phát biểu |
Đặc biệt, theo nhà báo Nguyễn Văn Hoài, có rất nhiều tác phẩm, nhiều bài viết về ký ức Hà Nội trong những ngày kháng chiến, những ngày giải phóng Thủ đô, qua đó, thấy được sự quan tâm của các bạn trẻ dành cho Thủ đô. Đồng thời, điều này cũng khẳng định, cuộc thi đã góp phần giá trị trong việc vun đắp tâm hồn của người trẻ, để họ hiểu về Hà Nội, thêm yêu và tự hào về Hà Nội.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, người đạt giải Nhất cuộc thi với tác phẩm "Câu chuyện nạn đói năm 1945 và giây phút chạm má vào huy chương ngày Giải phóng Thủ đô" |
Ban Giám khảo Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội đã chấm điểm, chọn ra 11 tác phẩm chất lượng để trao giải.
Tại lễ trao giải, nhiều tác giả đã bày tỏ cảm xúc về hành trình tham gia cuộc thi. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, người đạt giải Nhất cuộc thi với tác phẩm "Câu chuyện nạn đói năm 1945 và giây phút chạm má vào huy chương ngày Giải phóng Thủ đô", xúc động cho biết: “Từ lúc tôi biết đến cuộc thi và viết xong bài phải mất hơn 2 tháng. Khi tôi viết xong, tôi cũng thấy cảm động.
Ngày Giải phóng Thủ đô là một mốc son lịch sử. Hôm đó, các anh bộ đội đẹp lắm, trong tư thế ngẩng cao đầu, họ mang về cho Hà Nội một sự tươi mới, trẻ trung, tươi đẹp. Hôm đó, tôi lại vinh dự tặng hoa cho các anh bộ đội. Những điều đó đã đọng lại trong tôi rất nhiều ấn tượng và tôi đã thể hiện qua bài viết của mình”.
Nhà báo Nguyễn Văn Hoài – Tổng Biên tập Báo NTNN/Điện tử Dân Việt, Trưởng Ban Tổ chức Giải trao giải cho tác giả đạt giải Nhì |
Cuộc thi thu hút cả những người nước ngoài tham dự |
Đối với KTS Nguyễn Trần Đức Anh, tác giả đạt giải Ba thì ấn tượng trong anh là những cầu thang ở khu tập thể.
“Ngã ba cầu thang là một nơi sinh hoạt cộng đồng của dân cư sống trong các khu tập thể, nơi góp phần làm cho mối quan hệ giữa mọi người trở nên gắn bó, thân thiết hơn. Tuổi thơ tôi gắn với những khu tập thể với những ký ức mà đến giờ tôi vẫn không thể nào quên” - anh chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Mai Hương – Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội trao giải cho các tác giả đạt giải Ba |
Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô trao giải cho các tác phẩm đạt giải Khuyến khích |
KTS Nguyễn Trần Đức Anh, tác giả đạt giải Ba bày tỏ cảm xúc trong buổi trao giải. |
Á hậu Huyền My, tác giả đạt giải Khuyến khích giao lưu tại chương trình |
Tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ đạt giải Ba với tác phẩm "Khi dòng sông đổi màu..." chụp ảnh lưu niệm cùng BTC cuộc thi |
Cơ cấu giải thưởng của Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III bao gồm: 1 Giải Nhất trị giá 20 triệu đồng; 2 Giải Nhì mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; 3 Giải Ba mỗi giải trị giá 7 triệu đồng; 5 giải Khuyến khích mỗi giải trị giá 5 triệu đồng. |