Yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội vào năm 2021

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2021 sẽ yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội...
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sẽ có Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và định danh người sử dụng mạng xã hội Xử lý video phản cảm trên mạng xã hội: Đâu là giải pháp triệt để Cơ quan điều tra có thể yêu cầu gỡ bài trên báo, mạng xã hội về nhân thân bị hại dưới 18 tuổi?

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV, diễn ra ngày 6/11, một số đại biểu bày tỏ quan ngại trước các vấn đề trong ngành TT&TT; Đề nghị người đứng đầu ngành này đưa ra giải pháp khắc phục.

Nêu câu hỏi tại buổi chất vấn, đại biểu Vũ Thị Thủy (đoàn Hải Dương) bày tỏ quan ngại về tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin xuyên tạc, bịa đặt tình hình đất nước hiện nay, giải pháp của Bộ TT&TT là gì?

Đại biểu Ngàn Phương Loan
Đại biểu Ngàn Phương Loan

Đại biểu Ngàn Phương Loan (đoàn Lạng Sơn) yêu cầu Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết giải pháp xử lý những nội dung nhảm nhí, trái văn hóa, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em trên YouTobe

Trả lời nạn tin giả trên mạng xã hội được đại biểu Vũ Thị Thủy nêu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tin giả ở Việt Nam chủ yếu trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook và YouTube.

"Việt Nam là nước có chủ quyền trên không gian mạng nên các nền tảng xuyên biên giới buộc phải tuân thủ pháp luật Việt Nam", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, thời gian qua, Bộ đã làm rất quyết liệt chấn chỉnh tình trạng tin giả như: Ban hành quy định về xử lý vi phạm hành chính trên mạng xã hội; xây dựng công cụ quản lý; Hình thành các đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về tin giả, xấu "độc"...

Năm 2021, Bộ TT&TT tiếp tục sửa các quy định liên quan đến mạng xã hội và tin giả; Ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng; đặc biệt là yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội...

"Đây là giải pháp căn cơ, để người sử dụng không còn nghĩ rằng lên mạng xã hội là vô danh để rồi vô trách nhiệm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói, đồng thời đề nghị Quốc hội sửa đổi hình thức xử phạt cá nhân, tổ chức liên quan đến việc đăng tin giả, thay vì phạt răn đe thì phạt theo doanh thu với các công ty xuyên biên giới, ví dụ khoảng 4% doanh thu.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn của các ĐBQH
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội

Về giải pháp xử lý những nội dung nhảm nhí, trái văn hóa, thuần phong mỹ tục trên YouTube, Bộ trưởng Hùng cho hay, hiện nay, trên YouTube có 120.000 người Việt Nam đăng ký đăng video trên nền tảng này, trong đó có 350 kênh có hàng triệu người theo dõi, 15.000 kênh có thu tiền “ăn chia” quảng cáo với YouTube.

Thừa nhận tình trạng hiện còn nhiều video nội dung xấu độc song Bộ trưởng Bộ TTT&TT cho biết, Bộ đã nâng được tỉ lệ tháo gỡ, thực thi pháp luật từ 50 lên 90%; Đạt thoả thuận với YouTube rằng khi được Bộ thông báo một kênh nào đó có nội dung xấu "độc" thì sẽ không “ăn chia” quảng cáo với kênh đó; Hằng tháng gỡ bỏ hàng nghìn video xấu độc… Đặc biệt Bộ đã phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm một số cá nhân sản xuất nội dung xấu độc.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói và đề nghị người dân, tổ chức khi phát hiện video xấu "độc" hãy báo tới đường dây nóng của Bộ để phối hợp xử lý.

Nhấn mạnh quyết tâm sẽ làm nghiêm vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra 5 giải pháp: Tăng tỉ lệ tháo gỡ các video xấu "độc" lên 100%; Phát triển các công cụ phát hiện video xấu "độc" trong năm 2021; Phối hợp với các bộ ngành khác như Bộ VH-TT&DL để ra hướng dẫn xác đinh một video vi phạm thuần phong mỹ tục; Nâng cấp đường dây nóng thành trung tâm tiếp nhận thông báo về video xấu "độc".

Các ngành phải xác định nội dung xấu "độc" liên quan tới ngành mình và Bộ sẽ hỗ trợ vấn đề này, để các cơ quan cùng phát hiện và phối hợp với Bộ TT&TT để xử lý.

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động