Xung quanh Festival "thu vé" ở Quảng Bình: Chính quyền đã làm gì?

Gọi là Festival hiệu ứng ánh sáng nhưng đơn vị tổ chức thực hiện một cách sơ sài với những thiết bị lạc hậu, đơn điệu trong một không gian bị quây kín. Bên cạnh đó sự cẩu thả trong việc quản lý của chính quyền để doanh nghiệp tự biên, tự diễn đã làm người dân bức xúc cũng như xấu đi hình ảnh của thành phố.    
Huế: Khai mạc Festival Nghề truyền thống với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" Khai mạc Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8: "Tinh hoa nghề Việt" Rào công viên vui chơi tổ chức Festival trình chiếu ánh sáng để “thu vé”

Sau khi Tuổi trẻ và Pháp luật đăng tải bài viết: “Rào công viên vui chơi tổ chức Festival hiệu ứng ánh sáng để thu vé” đã nhận được rất nhiều phản hồi từ độc giả thể hiện sự bức xúc, không đồng tình với cách mà chính quyền tổ chức thực hiện. Một lễ hội ánh sáng để phục vụ người dân cũng như thu hút du lịch nhưng lại rào chắn một công viên vui chơi cộng đồng để tổ chức bán vé như một hình thức kinh doanh đã khiến người dân phản ứng.

Từ sự cẩu thả của chính quyền

Trước những bức xúc về việc UBND tỉnh Quảng Bình cho phép Công ty The Royar Việt Nam rào chắn Công viên Nhật Lệ để tổ chức Festival hiệu ứng ánh sáng từ ngày 23/4 đến ngày 12/5. Tuổi trẻ và Pháp luật đã vào cuộc tìm hiểu và ghi nhận đến hiện tại, không hề có một hợp đồng ràng buộc nào giữa các bên liên quan.

Để rõ vấn đề, PV đã làm việc với chính quyền phường Đồng Mỹ, Công ty Công viên cây xanh, đơn vị quản lý Công viên Nhật Lệ địa điểm tổ chức Festival hiệu ứng ánh sáng.

Ông Võ Trọng Hoàng – Chủ tịch UBND phường Đồng Mỹ cho biết: “Công viên là do Công ty Công viên Cây xanh quản lý, UBND tỉnh và UBND thành phố đã có công văn cho phép tổ chức sự kiện, việc ký hợp đồng cho thuê hay hay nộp thuế các thứ như thế nào thì mình không nắm, mình chỉ phố hợp để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, khả năng bên Công viên Cây xanh ký hợp đồng”.

xung quanh festival thu ve o quang binh chinh quyen da lam gi
Công văn yêu cầu các đơn vị không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Công vien Nhật Lệ trong khuôn khổ Festival

Về phía Công ty Công viên Cây xanh, ông Phạm Tiến Dũng – Phó Giám đốc công ty cho rằng: “Theo chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND thành phố thì đơn vị chúng tôi làm công tác phối hợp với bên đó (Công ty The Royar - PV) tổ chức lễ hội mang niềm vui đến cho người dân, hỗ trợ họ về an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của mình. Mọi vấn đề mang tính chất chẳng qua thỏa thuận bằng miệng với nhau thôi chứ không có hợp đồng gì hết. Còn việc họ rào chắn công viên để thu vé thì họ bỏ kinh phí tổ chức thì họ phải có nguồn thu”.

xung quanh festival thu ve o quang binh chinh quyen da lam gi
Nhiều hoạt động mới có mặt tại công viên trong dịp diễn ra Festival

Tại các công văn của UBND tỉnh Quảng Bình và UBND TP Đồng Hới gửi các đơn vị liên quan trong đó có Công ty The Royar Việt Nam đều yêu cầu: “phía Công ty TNHH The Roya lập phương án đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ... Không làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường khác về sử dụng Công viên Nhật Lệ trong suốt thời gian tổ chức chương trình”.

Như vậy việc Công ty The Royar Việt Nam tiến hành bịt kín công viên, khoan đục hạ tầng công viên, đóng các cọc kim loại, thả dây điện chằng chịt mối nối khắp nơi liệu có gây phiền nhiễu cộng đồng? Chưa kể đến sự cẩu thả của chính quyền khi cho phép một doanh nghiệp tiến hành tổ chức một lễ hội mà không hề có một ràng buộc nào về tính pháp lý cũng như quá trình giám sát lễ hội.

Làm xấu đi hình ảnh thành phố Hoa Hồng

Chủ trương của tỉnh là đưa Quảng Bình sớm trở thành điểm đến của Châu Á, lấy du lịch làm mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội. Do đó, những năm gần đây, nhiều lễ hội thường xuyên diễn ra để thu hút du lịch. Việc tổ chức Festival hiệu ứng ánh sáng nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa du lịch của thành phố Đồng Hới cũng không nằm ngoài mục tiêu thu hút du lịch phục nhu cầu người dân.

xung quanh festival thu ve o quang binh chinh quyen da lam gi
Nơi tổ chức Festival ánh sáng biến thành nơi bán hàng trong công viên

Tuy vậy, khi tổ chức lễ hội này, sự bất cập đã lộ rõ ngay từ đầu. Việc rào kín công viên vui chơi khiến người dân mất không gian sinh hoạt cộng đồng, đơn vị thi công thì tự tiện khoan đục bê tông, đá lát công viên, dây điện thiết kế bám vào khung thép, rải đầy thảm có, đường đi lại gây mất an toàn. Chưa kể đến các hàng ăn uống, bán giày dép, các trò chơi như tạp kỹ nhìn rất nhếch nhác.

xung quanh festival thu ve o quang binh chinh quyen da lam gi
Dây điện chằng chịt trên thảm cỏ Công viên Nhật Lệ trong khuôn khổ Festival ánh sáng ở Quảng Bình

Ở các thành phố du lịch Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, việc các tuyến đường lớn luôn rợp cờ hoa, ánh sáng để mọi người đều được tận hưởng miễn phí hầu như quanh năm. Chứ không phải ba cái khung sắt gắn đèn lét lập lòe vào rồi quây kín để bán vé như ở thành phố Đồng Hới rồi quảng cáo là Festival hiệu ứng ánh sáng.

Nếu chủ trương tổ chức lễ hội ánh sáng nằm trong tuần lễ văn hóa du lịch là để thu hút du lịch và phục vụ nhu cầu của người dân thì đáng lẽ ra UBND TP Đồng Hới phải bỏ kinh phí thực hiện hoặc ít ra nếu cho để một đơn vị khác tự túc về kinh phí thì phải chọn một đơn vị có kinh nghiêm tổ chức và quản lý chặt chẽ chứ không như Festival hiệu ứng ánh sáng mà quây kín bán vé như “hội chợ” như vậy.

Phan Dụng
Phiên bản di động