Xử lý hình sự 16 cán bộ đứng đầu do thiếu trách nhiệm xảy ra tham nhũng

Theo Báo cáo của Chính phủ tại Phiên họp Thường trực Ủy ban Tư pháp mở rộng, công tác phòng chống tham nhũng năm 2021 đã có 16 cán bộ đứng đầu bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.
Hà Nội: 100% nguồn tin về tội phạm liên quan đến tham nhũng được tiếp nhận, xử lý "Biến" quyết tâm thành hành động thực tế trong phòng, chống tham nhũng

Theo Báo cáo của Chính phủ tại Phiên họp Thường trực Ủy ban Tư pháp mở rộng, công tác phòng chống tham nhũng năm 2021 tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, có mặt cao hơn năm trước, "không ngừng", "không nghỉ", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ" trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Mới thu hồi được hơn 2.000 tỷ đồng tài sản tham nhũng bị thiệt hại
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam bị truy tố về tội "vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí"

Cơ quan điều tra Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 478 vụ án, 1.051 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 282 vụ, 536 bị can, thiệt hại hơn 628 tỷ đồng, thu hồi tài sản trong các vụ án đang thụ lý trên 503 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản...). Đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 254 vụ, 650 bị can.

Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp thụ lý giải quyết 331 vụ, 1.006 bị can, đã giải quyết 282 vụ, 851 bị can. Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 362 vụ với 1.039 bị cáo, đã xét xử sơ thẩm 186 vụ, 440 bị cáo về các tội tham nhũng. Kết quả công tác thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng.

Số việc có điều kiện đang được tổ chức thi hành là 3.047 việc, với tổng số tiền, giá trị tài sản trên 33.000 tỷ đồng, đã thi hành xong 1.745 việc, với số tiền, giá trị tài sản đã thu hồi hơn 2.000 tỷ đồng...

Ngoài ra, đã có 51 người đứng đầu các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Cụ thể, có 16 người đứng đầu bị xử lý hình sự, 35 người đã bị xử lý kỷ luật (khiển trách 16 người, cảnh cáo 10 người, cách chức 9 người). Có 4 trường hợp nộp lại quà tặng cho đơn vị, với số tiền 350 triệu đồng...

Đáng chú ý là vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương và một số đơn vị liên quan, quy định theo khoản 3,l điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015.

Trong vụ án có nhiều bị can là cựu lãnh đạo cao nhất của tỉnh Bình Dương, gồm: Trần Văn Nam - cựu Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Văn Cành - cựu Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; Trần Thanh Liêm - cựu Chủ tịch UBND tỉnh cùng nhiều bị can khác là lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Bình Dương và các công ty.

Thường trực Ủy Ban Tư pháp nhận định, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn có những hạn chế nhất định. Kết quả công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế còn có những hạn chế. Tổng tài sản tham nhũng, kinh tế bị thiệt hại, chiếm đoạt trong kỳ là hơn 26.540 tỷ đồng, đã thu hồi hơn 2.032 tỷ đồng, đạt 7,66%, giảm 51,37%.

Cũng trong năm 2021, cơ quan chức năng đã điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng trong các cơ quan chức năng bao che cho hoạt động phạm tội kinh tế, buôn lậu. Cụ thể, vụ án buôn lậu xăng dầu tại Đồng Nai đã khởi tố Ngô Văn Thuỵ - Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực phía Nam, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan; đặc biệt vụ được dư luận hết sức quan tâm là vụ án Sản xuất sách giáo khoa giả tại Hà Nội đã khởi tố Trần Hùng - Tổ trưởng 144 Tổng Cục quản lý thị trường Bộ Công thương và 4 đối tượng Cục Quản lý thị trường Hà Nội.

Hà Gia
Phiên bản di động