Vĩnh Phúc: Xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các dịch vụ để thu hút du khách, ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.
Vĩnh Phúc: Công nhận xã Đại Tự đạt chuẩn Nông thôn mới nâng caoVĩnh Phúc: Xã Đại Tự nỗ lực về đích Nông thôn mới nâng caoVĩnh Phúc: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Trước đây, mỗi khi vào mùa lễ hội lại diễn ra tình trạng người ăn xin chèo kéo, làm phiền du khách tại Khu du lịch Tam Đảo, Khu danh thắng Tây Thiên, một số cơ sở kinh doanh du lịch tự ý tăng giá phòng, giá dịch vụ ăn uống... đã tạo nên hình ảnh, ấn tượng không đẹp trong lòng du khách.

Có thể nói Tam Đảo chính là điểm đến hấp dẫn nhất của vùng đất Vĩnh Phúc. Cùng với Đà Lạt, Sa Pa thì Tam Đảo chính là địa điểm nghỉ dưỡng lí tưởng mà bất cứ ai cũng mong muốn một lần được đặt chân đến.
Có thể nói Tam Đảo chính là điểm đến hấp dẫn nhất của vùng đất Vĩnh Phúc. Cùng với Đà Lạt, Sa Pa thì Tam Đảo chính là địa điểm nghỉ dưỡng lí tưởng mà bất cứ ai cũng mong muốn một lần được đặt chân đến.

Tại các điểm đến tâm linh như chùa Hà, thành phố Vĩnh Yên; đền Bắc Cung, huyện Yên Lạc… xuất hiện những du khách ăn mặc phản cảm vô tư hành lễ; có người còn văng tục hoặc có những cử chỉ, hành vi không chuẩn mực; nhiều du khách chen lấn, xô đẩy nhau khi làm lễ gây nên cảnh hỗn loạn, xô bồ ở chốn linh thiêng…

Tại một số lễ hội như Rước kiệu xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường; Đả cầu cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch; Đúc Bụt xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương; Chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông Lô… nhiều du khách chen chúc, xô đẩy để xin “lộc thánh”, gây tình trạng mất an ninh trật tự.

Ở một số di tích xuất hiện các hiện tượng mê tín dị đoan, kinh doanh vụ lợi trong tổ chức lễ hội. Nhiều du khách vô tư vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan tại các khu di tích, khu du lịch…

Ông Đỗ Hoàng Dương, Trưởng Phòng Quản lý du lịch, Sở VH-TT&DL tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, việc tồn tại những hành vi phản cảm sẽ làm cho môi trường du lịch bị “ô nhiễm”, là yếu tố kìm hãm sự phát triển của “ngành công nghiệp không khói” vốn có nhiều tiềm năng phát triển.

Trước thực tế đó, từ năm 2017 đến nay, Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch (do Bộ VH-TT&DL ban hành) đã được ngành VH-TT&DL tỉnh triển khai rộng khắp, góp phần định hướng nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành thói quen, thái độ ứng xử văn minh, lịch sự cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch; nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức trong ngành du lịch, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh du lịch, khách du lịch, người dân và cộng đồng địa phương tại các điểm du lịch về ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch.

Qua đó, góp phần xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện, đưa Vĩnh Phúc trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, chất lượng.

Người dân và cộng đồng địa phương tại các điểm du lịch ứng xử văn minh với khách du lịch; các cơ sở kinh doanh, hoạt động du lịch nâng cao tính chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng của các dịch vụ; hình thành thái độ ứng xử văn minh, lịch sự của du khách khi đến với Vĩnh Phúc.

Cùng với việc triển khai Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch, Sở VH-TT&DL tăng cường phối hợp với các cấp, ngành, Ban quản lý các khu du lịch, các doanh nghiệp du lịch trong công tác quản lý nhà nước về du lịch nhằm đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, nếp sống văn minh tại các khu, điểm du lịch.

Trạm dừng nghỉ IC4  Tam Đảo Xanh điểm đến nghỉ ngơi và mua sắm các đặc sản của Vĩnh Phúc
Trạm dừng nghỉ IC4 Tam Đảo Xanh điểm đến nghỉ ngơi và mua sắm các đặc sản của Vĩnh Phúc

Sở VH-TT&DL cũng tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành thanh, kiểm tra thường xuyên các cơ sở kinh doanh du lịch, yêu cầu các cơ sở niêm yết giá công khai, minh bạch; tuyên truyền hộ kinh doanh cần có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự với du khách; đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi thái độ, hành vi của du khách trong việc tham gia giữ gìn cảnh quan, môi trường du lịch; đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội gắn với công tác bảo vệ, giữ gìn di tích; rà soát, điều chỉnh kịch bản tổ chức các lễ hội nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, xóa bỏ những hình ảnh phản cảm trong lễ hội.

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, du khách đến với Vĩnh Phúc đã ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường; thực hiện các hành vi văn minh, văn hóa khi tới tham quan, chiêm bái ở những nơi thờ tự tôn nghiêm; không quay phim, chụp ảnh những nơi không được phép…

Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hầu như không còn tình trạng người lang thang, xin ăn, bán hàng rong làm phiền du khách. Các đơn vị kinh doanh lưu trú, nhà hàng… thực hiện nghiêm việc công khai, niêm yết giá các dịch vụ, tạo được lòng tin đối với du khách.

Bà Lê Thị Phượng, Giám đốc Công ty CP TM và DV Tam Đảo Xanh cho biết, trạm dừng nghỉ IC4 Tam Đảo Xanh có không gian rộng để trưng bày, giới thiệu các sản phẩm.

Du khách có thể thỏa sức mua sắm các sản phẩm tại khu trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Phúc với các đặc sản do các doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh sản xuất như: Trà hoa vàng Tam Đảo, Đông trùng hạ thảo Tam Đảo; Mật ong Tam Đảo; Nấm Tam Dương, Gạo lứt Phúc Yên, Cá thính Lập Thạch, Sữa chua Vĩnh Tường, Bánh ngõa Lũng Ngoại Yên Lạc, Sâm sữa Tam Đảo... và các sản phẩm của các làng nghề Lý Nhân, Thanh Lãng, Triệu Đề...

Du khách đến có thể thăm quan gian sản phẩm OCOP ở nhiều địa phương như sản phẩm Ong Tam Đảo.
Du khách đến có thể thăm quan gian sản phẩm OCOP ở nhiều địa phương như sản phẩm Ong Tam Đảo.

Được biết, từ khi đi vào hoạt động (từ đầu năm 2023) đến nay, cơ sở đã đón khá nhiều du khách trong, ngoài tỉnh và quốc tế dừng nghỉ, tham quan và mua sắm các sản phẩm. Trong mùa du lịch du khách về với Vĩnh Phúc, mỗi ngày cơ sở thu hút hàng nghìn lượt khách, có những ngày cao điểm lên tới gần 3000 lượt khách.

Trong thời gian tới, trạm dừng nghỉ Tam Đảo Xanh sẽ cung cấp thêm một số dịch vụ về văn hoá phục vụ cho du khách đi tua có nhu cầu như hát Soọng cô của đồng bào dân tộc Sán Dìu, hát chèo, hát trống quân...góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của Vĩnh Phúc.

Lê Sơn
Phiên bản di động