Từ 1/6, Hà Nội điều chỉnh lộ trình 2 tuyến buýt kết nối Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Bắt nữ đối tượng bị truy nã giả tâm thần tại bến xe buýt Lợi dụng miễn phí buýt hai tầng để tăng giá trông giữ xe Hà Nội lên phương án triển khai vé liên thông các loại hình vận tải công cộng |
Sau khi điều chỉnh, tuyến buýt số 122 có điểm đầu tại Bến xe Gia Lâm, điểm cuối tại bãi đỗ xe buýt Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, cự ly tuyến 32,5km.
Tuyến buýt số 63 có điểm đầu tại bãi đỗ xe buýt Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, điểm cuối tại xã Tiến Thịnh (huyện Mê Linh), cự ly tuyến 29,65km.
Cả hai tuyến buýt này sau khi điều chỉnh đều tiếp cận vào khu vực đường nội bộ trong khu công nghiệp, thuận tiện cho công nhân, người lao động tiếp cận và sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng.
Việc điều chỉnh được thực hiện kể từ ngày 1/6.
Ảnh minh họa |
Trước đó, vào ngày 18/5, tại Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam (Khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn), đồng chí Trần Sỹ Thanh đã chủ trì hội nghị gặp gỡ, đối thoại với gần 1.000 công nhân, người lao động, đại diện cho công nhân, người lao động đang làm việc trên địa bàn Hà Nội.
Tại buổi đối thoại, nhiều công nhân, người lao động kiến nghị thành phố xem xét bố trí các điểm dừng xe buýt trong các khu công nghiệp như: Thăng Long, Quang Minh, Nội Bài…, đặc biệt các khung giờ đi làm và tan ca để thuận tiện cho những công nhân viên làm việc trong các khu công nghiệp đi làm bằng phương tiện công cộng.
Trước kiến nghị này, Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp Ban quản lý các Khu công nghiệp, khu chế xuất, chính quyền địa phương và đơn vị vận hành tuyến nghiên cứu, khảo sát và đề xuất phương án cho phù hợp; Có thể tổ chức xe hợp đồng chuyên trách đưa đón nhân viên bảo đảm thời gian làm việc.