Triển lãm tranh Truyền kỳ mạn lục và Nam Hải dị nhân liệt truyện

Nhân dịp ra mắt sách "Truyền kỳ mạn lục" và "Nam Hải dị nhân liệt truyện", Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức triển lãm tranh minh họa và chương trình giao lưu với hai họa sĩ Nguyễn Công Hoan, Tạ Huy Long cùng sự góp mặt của hai khách mời là nhà nghiên cứu văn học phương Đông, “Bà đồ Nho” Trần Thị Băng Thanh, nhà nghiên cứu lịch sử Vũ Đức Liêm.
Triển lãm "Trạm chạm"- nơi nghệ sĩ tự kỷ cất tiếng nói Triển lãm mỹ thuật “Xuân” “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” ở Hoàng thành Thăng Long trưng bày trực tuyến

Buổi giao lưu sẽ diễn ra vào hồi 9 giờ 30 phút sáng ngày 23 tháng 4 tại Hội trường tầng 3, Nhà xuất bản Kim Đồng, 55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Triển lãm tranh sẽ kéo dài từ ngày 23/4 - 7/5 cũng tại địa chỉ trên.

Triển lãm tranh Truyền kỳ mạn lục và Nam Hải dị nhân liệt truyện

Hai cuốn sách nằm trong chuỗi các tác phẩm kỉ niệm 65 năm thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (17/6/1957 - 17/6/2022), sẽ chính thức được phát hành trên toàn quốc vào ngày 22/4.

Bộ đôi tác phẩm được lựa chọn lần này là hai cái tên nổi bật trong kho tàng văn học trung đại và cận đại Việt Nam. Với gần 400 tranh minh họa tỉ mỉ và kì công, hai họa sĩ Nguyễn Công Hoan và Tạ Huy Long đã tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho hai danh tác này.

"Truyền kỳ mạn lục" (tức Ghi chép tản mạn những truyện lạ) là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, được viết theo thể loại truyền kỳ, cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, sau đó biến tấu theo phong cách cá nhân của Nguyễn Dữ.

Triển lãm tranh Truyền kỳ mạn lục và Nam Hải dị nhân liệt truyện
Cuốn sách "Truyền kì mạn lục"

Được mệnh danh là “thiên cổ kỳ bút”, "Truyền kỳ mạn lục" phản ánh sâu sắc bức tranh hiện thực của một thời kì rối ren trong lịch sử Việt Nam. Thông qua các nhân vật kì ảo như thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ… tác phẩm gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự hỗn loạn, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, tệ nạn, cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, khiến cuộc sống của người dân lương thiện phải chịu nhiều lầm than.

Nếu yếu tố “kì” của "Truyền kỳ mạn lục" mang đến một lối thoát không hiện diện trong thế giới “thực” bế tắc, tăm tối, thì trong "Nam Hải dị nhân liệt truyện", yếu tố này lại được sử dụng như một đòn bẩy để làm nổi bật tài năng của các nhân vật “thực”.

Ra đời sau "Truyền kỳ mạn lục" khoảng bốn thế kỉ, "Nam Hải dị nhân liệt truyện" cũng có sự kết hợp đầy ấn tượng giữa “kì” và “thực”.

Triển lãm tranh Truyền kỳ mạn lục và Nam Hải dị nhân liệt truyện
Cuốn sách "Nam Hải dị nhân liệt truyện"

"Nam Hải dị nhân liệt truyện" tập hợp những câu chuyện kể về các “dị nhân” nước Nam, những người mà tên tuổi của họ gắn liền với điều khác thường (có hình dáng bất thường, có tài lạ, có sự tích huyền bí, kì quái...). Đây chính là yếu tố “kì” trong văn của Phan Kế Bính.

Yếu tố “thực” nằm ở các nhân vật trên từng trang sách. 55 câu chuyện là 55 nhân vật có thật trong lịch sử, chia thành tám nhóm: đại anh kiệt, danh thần, danh hiền, văn tài, mãnh tướng, vị thần linh ứng, vị tiên tích, người có danh tiếng. Đó là các bậc anh tài đất Việt như Bố Cái đại vương Phùng Hưng, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, danh nhân Nguyễn Trãi, văn tài Lê Quý Đôn...

“Kì” và “thực” cũng là hai yếu tố nền tảng để khơi nguồn cảm hứng cho họa sĩ Nguyễn Công Hoan và họa sĩ Tạ Huy Long sáng tạo nên phiên bản minh họa mới của "Truyền kỳ mạn lục" và "Nam Hải dị nhân liệt truyện", với gần 400 tranh minh họa kì công, tỉ mỉ và được vẽ tay hoàn toàn.

Triển lãm tranh Truyền kỳ mạn lục và Nam Hải dị nhân liệt truyện
Minh họa trong cuốn "Nam Hải dị nhân liệt truyện"

"Truyền kỳ mạn lục" của họa sĩ Nguyễn Công Hoan mang đến những bức tranh giàu sức gợi và đầy mĩ cảm, với những gam màu và hình khối ma mị. Còn trong "Nam Hải dị nhân liệt truyện", họa sĩ Tạ Huy Long dẫn dắt người đọc đắm chìm trong dòng chảy mĩ thuật cổ Việt Nam - phong cách sở trường làm nên tên tuổi của anh, nhưng vẫn mang đậm hơi thở hiện đại.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa tranh minh họa và lời văn, bài thơ, ca, từ, biền văn, sẽ khơi mạch nguồn mới cho hồn sách cổ, giúp độc giả thưởng thức trọn vẹn giá trị nghệ thuật và tư tưởng của Nguyễn Dữ và Phan Kế Bính trong hai tác phẩm.

Hoa hậu H’Hen Niê: Sách là những người bạn tâm giao, giúp hoàn thiện bản thân Hoa hậu H’Hen Niê: Sách là những người bạn tâm giao, giúp hoàn thiện bản thân
Trò chuyện cùng Tiến sĩ Lê Y Linh về cuốn sách "Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau" Trò chuyện cùng Tiến sĩ Lê Y Linh về cuốn sách "Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau"
Tạo không gian văn hoá vui tươi cho người yêu đọc sách huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Tạo không gian văn hoá vui tươi cho người yêu đọc sách huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Lan tỏa phong trào ngày hội đọc sách đến với độc giả nhí Lan tỏa phong trào ngày hội đọc sách đến với độc giả nhí
Hoa hậu H Hoa hậu H"Hen niê khuyến khích thói quen đọc sách của giới trẻ
Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động