TP HCM đột phá để thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Mỗi trường đại học, cao đẳng phải thực sự là trung tâm đổi mới sáng tạo Xây dựng quận Nam Từ Liêm thành trung tâm mới của Thủ đô AEON xin lỗi về vụ chuột bò trên khay thức ăn tại trung tâm thương mại |
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, việc hình thành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP Hồ Chí Minh đã được Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương ủng hộ tại các Hội thảo và Diễn đàn được tổ chức trong những năm qua. Bên cạnh đó, ý tưởng xây dựng một trung tâm tài chính của Việt Nam đặt tại TP Hồ Chí Minh đã được Thành ủy, UBND thành phố quan tâm chỉ đạo.
Thành phố có hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính trung gian, các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán,.... |
"Do đó, với mong muốn góp phần quan trọng trong việc nâng tầm quốc gia lên vị thế mới trong bản đồ các trung tâm tài chính phát triển của thế giới, UBND TP Hồ Chí Minh kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề xuất "Phát triển TP Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế" - Văn bản nêu rõ.
Theo đó, TP Hồ Chí Minh có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định là điều kiện không thể thiếu để các trung tâm tài chính hình thành và phát triển.
Năm 2019, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố chiếm 24,09% tổng vốn huy động của cả nước. Tổng dư nợ cho vay cũng chiếm tới 28,05% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế. Trên thị trường, tổng vốn giá trị vốn hoá tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố chiếm tới 95% tổng vốn hoá toàn thị trường và 54,33% GDP cả nước.
Hiện TP Hồ Chí Minh đang đóng góp 22,3% GDP, chiếm 26,6% ngân sách quốc gia, thu hút 33,8% số dự án FDI của cả nước. |
Thành phố hiện là đầu tàu động lực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 22,3% GDP, chiếm 26,6% ngân sách quốc gia và thu hút 33,8% số dự án FDI của cả nước. Điều này cho thấy, nhu cầu hoạt động tài chính ở khu vực thành phố rất lớn, là điều kiện tốt để hình thành và phát triển một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế trong tương lai.
Thành công trong việc phát triển trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh sẽ tác động tích cực đối với nguồn vốn - huyết mạch của nền kinh tế. Cùng với đó, sẽ thu hút sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, kéo theo các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, tài chính phụ trợ.