Tôn vinh những phụ nữ làm nghề ve chai tại Hà Nội
Bông hoa giữa đời thường Phụ nữ trẻ Hà thành - những bông hoa ngát hương hiện đại và năng động Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản dâng hương tại đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh |
Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, nhằm ghi nhận đóng góp lớn lao nhưng ít người biết của những người thu gom đồng nát, ve chai.
Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), ước tính hơn 30% lượng rác thải tại Việt Nam được thu gom thông qua kênh phi chính thức. Đa phần lực lượng tham gia vào hoạt động phân loại và thu gom rác thải phi chính thức là các chị em phụ nữ.
Từ năm 2021, Unilever Việt Nam cùng đối tác VietCycle đã triển khai chương trình “Hồi sinh rác thải nhựa” hướng đến mục tiêu phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải nhựa nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, đồng thời nâng cao điều kiện làm việc, an toàn lao động, sức khỏe và cuộc sống cho lao động nữ phi chính thức.
Tôn vinh hững người phụ nữ làm nghề ve chai với đóng góp thầm lặng trong bảo vệ môi trường |
Bước đầu, chương trình đã xây dựng hệ thống thu gom trên địa bàn Hà Nội thông qua tuyển chọn và xây dựng các đại lý thu gom trên đường phố, các trạm thu gom lớn, mạng lưới lao động ve chai tự do với hơn 1.200 người lao động. Chương trình cũng đã thực hiện phân loại và thu gom hơn 12.000 tấn rác thải nhựa trong thời gian qua.
Chị Nguyễn Thị Vân (Hà Nội) tâm sự: “Trước đây tôi chỉ phân loại và thu gom rác thải theo thói quen. Nhưng từ khi tham gia chương trình, tôi được hướng dẫn cách phân loại từng loại rác thải cho đúng cách để giúp công tác xử lý rác sau này tốt hơn".
Hoạt động thu gom rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường |
Phát biểu tại sự kiện, bà Lê Thị Hồng Nhi – Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam chia sẻ: “Đa phần lực lượng tham gia vào hoạt động phân loại và thu gom rác thải là các chị em phụ nữ. Các chị chính là những ‘sứ giả’ môi trường, là nguồn lực to lớn trên hành trình làm sạch, làm đẹp cho đất nước. Tuy nhiên, những đóng góp ấy chưa từng được ghi nhận một cách nghiêm túc. Vì vậy, việc tạo điều kiện để các chị em tham gia vào chương trình và tôn vinh họ chính là góp phần trao quyền, trao cơ hội cho phụ nữ phát triển, tạo giá trị gia tăng tích cực cho xã hội và cộng đồng, từ đó nâng cao vị thế của nữ giới trong gia đình và xã hội, góp phần thúc đẩy cam kết bình đẳng giới”.
Theo Tổ chức Nông nghiệp & Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Việt Nam, Việt Nam thuộc top 10 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm. Tuy nhiên, việc cấm sử dụng nhựa không phải là giải pháp bởi nhựa là một vật liệu tối ưu cho các hoạt động đóng gói và vận chuyển cũng như các hoạt động khác trong đời sống và nền kinh tế, đồng thời gây ít phát thải khí nhà kính hơn so với những vật liệu khác. Tại sự kiện, đại diện Unilever Việt Nam cam kết sẽ thu gom và xử lý lượng rác thải nhựa nhiều hơn lượng bao bì bán ra ngoài thị trường – đặt nền tảng cho việc tạo ra vòng tuần hoàn cho rác thải nhựa.