Tỉnh Lào Cai đề xuất Chính phủ xây dựng sân bay Sa Pa gần 6.000 tỉ
SeABank tài trợ đại lý vé máy bay của hãng hàng không Cục Hàng không khuyến cáo hành khách về vé máy bay dịp Lễ 30/4-1/5 Vietravel muốn lập hãng hàng không |
Cụ thể, dự án có quy mô 371 ha, được xây dựng ở xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên. Trong đó vốn ngân sách trung ương hỗ trợ là trên 3.100 tỉ đồng, bao gồm tiền xây dựng khu bay và đường trục vào cảng. Còn lại hơn 1.700 tỷ đồng (xây dựng khu hàng không dân dụng và kho nhiên liệu hàng không – PV) được kêu gọi từ tư nhân theo hình thức đối tác công tư PPP, loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Tỉnh Lào Cai đề xuất Chính phủ xây dựng sân bay Sa Pa gần 6.000 tỉ |
Tỉnh Lào Cai cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao tỉnh Lào Cai được cấp quyết định đầu tư. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng các công trình quản lý bay. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước với dự án.
Theo đề xuất, sân bay thuộc cấp 4C (theo tiêu chuẩn ICAO) và sân bay quân sự cấp II; công suất từ 2,5 triệu khách/năm đến 3 triệu khách/năm; vị trí sân đỗ máy bay là chín vị trí máy bay code C (hoặc tương đương). Tuyến đường bay khai thác sân bay Sa Pa dự kiến kết nối nhiều tỉnh gồm: Lào Cai - Vinh, Lào Cai - Đà Nẵng, Lào Cai - Tân Sơn Nhất, Lào Cai - Cam Ranh, Lào Cai - Phú Quốc. Loại máy bay khai thác là Su-22, Su-27, Su-30 và các loại máy bay dân dụng code C (A320, A321 và tương đương).
UBND tỉnh Lào Cai nhận định việc xây dựng Cảng hàng không (CHK) Sa Pa là rất cần thiết và cấp bách. Bởi CHK Sa Pa được Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết với quy mô công suất hành khách đến giai đoạn năm 2030 là 1,585 triệu hành khách/năm. Sân bay Sa Pa nếu được xây dựng sẽ là cửa ngõ giao lưu quốc tế trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và một vành đai kinh tế trên cơ sở phát triển giao thương giữa các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc.
Việc xây dựng sân bay ở Lào Cai sẽ tạo điều kiện thuận tiện hơn cho việc đi lại của hành khách, đồng thời thuận tiện hơn cho giao thương giữa Tây bắc với các vùng trong nước và vươn ra quốc tế. |
Trước đó, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, CHK Sa Pa sẽ được đưa vào sử dụng khai thác trong giai đoạn đến năm 2030 với công suất dự kiến đáp ứng 3 triệu hành khách/năm.
Hiện tại, đề xuất của tỉnh Lào Cai đang được Văn phòng Chính phủ có văn bản đề nghị các bộ, ngành cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.