Thưởng Tết và ngẫm về dấu chỉ của sự công bằng

Giữa mức thưởng tết cao kỷ lục 3,5 tỉ, và thấp kỷ lục 40 ngàn (dân giờ viết tắt là 40k) và câu chuyện được lan truyền trên mạng về một người nông dân phải bán con chó "bé bằng mắt muỗi" để có tiền tiêu là một chỉ dấu về sự công bằng.

thuong tet va ngam ve dau chi cua su cong bang

Hình ảnh người dân có dáng ngồi, khuôn mặt khắc khổ đang gây xúc động trên mạng, nhưng người đáng khâm phục phải là những cá nhân được thưởng tết 3,5 tỉ đồng đang nộp 35% thuế thu nhập cá nhân (Ảnh Internet).

Giữa mức thưởng tết cao kỷ lục 3,5 tỉ, và thấp kỷ lục 40 ngàn (dân giờ viết tắt là 40k) và câu chuyện được lan truyền trên mạng về một người nông dân phải bán con chó "bé bằng mắt muỗi" để có tiền tiêu là một chỉ dấu về sự công bằng.

Mức thưởng tết 3,5 tỉ năm nay thuộc về một cá nhân trong doanh nghiệp (DN) FDI thuộc lĩnh vực ngân hàng. Khối DN trong nước, mức thưởng kỷ lục 950 triệu đồng thuộc một DN dân doanh trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm nhựa sinh học ở Hải Dương.

Trong khi đó, mức thưởng tết thấp nhất: 40 ngàn đồng, “bằng bát phở”- được ghi nhận ở thư viện tỉnh Nghệ An với lời phân trần của ông giám đốc là “không thể làm gì hơn”, là “đúng quy định”.

Thoạt so sánh, có thể nói đúng là vời vợi trong khoảnh cách giữa 3,5 tỉ và 40 ngàn.

Thoạt nhìn, nó như một ví dụ điển hình cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn rộng.

Chúng ta có câu chuyện thực tế là hơn 60 triệu nông dân chưa từng biết thưởng tết là gì.

Một báo cáo của Oxfarm về thực trang chênh lệch giàu nghèo đưa ra một con số so sánh điển hình: Thu nhập 1 ngày của người giàu nhất nhiều hơn số tiền mà người nghèo nhất kiếm được trong 10 năm.

Nhưng sau những thoạt nhìn, thoạt so sánh ấy hãy thử cùng suy nghĩ những gì đằng sau những con số ấy.

Nếu một cá nhân được thưởng đến 3,5 tỉ hay 950 triệu thì liệu trong năm, giá trị quy đổi của mồ hôi, của những gì anh ấy/cô ấy mang lại cho DN sẽ là bao nhiêu?

Câu chuyện sẽ trở nên vô lý và bất công hơn rất nhiều nếu ông giám đốc thư viện kia làm không đúng, chỉ vì một khoản thưởng cuối năm, khi chẳng hạn một DNNN lỗ lũy kế lên gần 3.641 tỉ đồng mà vẫn thưởng tết và hạch toán vào chi phí sản xuất để rồi bắt chúng ta phải chịu.

Chúng ta đang đặt mục tiêu nâng năng suất lao động để chí ít, nó đừng quá tồi tệ so với... khu vực. Chúng ta đang nhấn mạnh đến nguồn lực chất xám như một thứ tài nguyên cho phát triển, cho tương lai, cho sự bền vững.

Thế thì tại sao lại nói chuyện giàu nghèo, chuyện bất bình đẳng khi mà một đồng bào nào đó được thưởng tết hàng trăm triệu hay cả tỉ bạc, cho những nỗ lực cố gắng trong cả 365 mà giá trị mang lại có khi còn lớn hơn cả tiền?

Huống chi, mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất tới 35% cho biết, ngay cả khi được thưởng tết thôi, thì những cá nhân kia đang đóng góp rất rất nhiều cho xã hội qua thuế. Đóng nhiều đến mức chúng ta nên "xót" (và cả cảm ơn) họ thay vì nhỏ nước mắt cho một cảnh đời, dù thoạt nhìn thì giọt nước mắt ấy là một thứ tình cảm thẩm mỹ đẹp.

thuong tet va ngam ve dau chi cua su cong bang
Hình ảnh người dân có dáng ngồi, khuôn mặt khắc khổ đang gây xúc động trên mạng, nhưng người đáng khâm phục phải là những cá nhân được thưởng tết 3,5 tỉ đồng đang nộp 35% thuế thu nhập cá nhân (Ảnh Internet).

Giữa mức thưởng tết cao kỷ lục 3,5 tỉ, và thấp kỷ lục 40 ngàn (dân giờ viết tắt là 40k) và câu chuyện được lan truyền trên mạng về một người nông dân phải bán con chó "bé bằng mắt muỗi" để có tiền tiêu là một chỉ dấu về sự công bằng.

Mức thưởng tết 3,5 tỉ năm nay thuộc về một cá nhân trong doanh nghiệp (DN) FDI thuộc lĩnh vực ngân hàng. Khối DN trong nước, mức thưởng kỷ lục 950 triệu đồng thuộc một DN dân doanh trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm nhựa sinh học ở Hải Dương.

Trong khi đó, mức thưởng tết thấp nhất: 40 ngàn đồng, “bằng bát phở”- được ghi nhận ở thư viện tỉnh Nghệ An với lời phân trần của ông giám đốc là “không thể làm gì hơn”, là “đúng quy định”.

Thoạt so sánh, có thể nói đúng là vời vợi trong khoảnh cách giữa 3,5 tỉ và 40 ngàn.

Thoạt nhìn, nó như một ví dụ điển hình cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn rộng.

Chúng ta có câu chuyện thực tế là hơn 60 triệu nông dân chưa từng biết thưởng tết là gì.

Một báo cáo của Oxfarm về thực trang chênh lệch giàu nghèo đưa ra một con số so sánh điển hình: Thu nhập 1 ngày của người giàu nhất nhiều hơn số tiền mà người nghèo nhất kiếm được trong 10 năm.

Nhưng sau những thoạt nhìn, thoạt so sánh ấy hãy thử cùng suy nghĩ những gì đằng sau những con số ấy.

Nếu một cá nhân được thưởng đến 3,5 tỉ hay 950 triệu thì liệu trong năm, giá trị quy đổi của mồ hôi, của những gì anh ấy/cô ấy mang lại cho DN sẽ là bao nhiêu?

Câu chuyện sẽ trở nên vô lý và bất công hơn rất nhiều nếu ông giám đốc thư viện kia làm không đúng, chỉ vì một khoản thưởng cuối năm, khi chẳng hạn một DNNN lỗ lũy kế lên gần 3.641 tỉ đồng mà vẫn thưởng tết và hạch toán vào chi phí sản xuất để rồi bắt chúng ta phải chịu.

Chúng ta đang đặt mục tiêu nâng năng suất lao động để chí ít, nó đừng quá tồi tệ so với... khu vực. Chúng ta đang nhấn mạnh đến nguồn lực chất xám như một thứ tài nguyên cho phát triển, cho tương lai, cho sự bền vững.

Thế thì tại sao lại nói chuyện giàu nghèo, chuyện bất bình đẳng khi mà một đồng bào nào đó được thưởng tết hàng trăm triệu hay cả tỉ bạc, cho những nỗ lực cố gắng trong cả 365 mà giá trị mang lại có khi còn lớn hơn cả tiền?

Huống chi, mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất tới 35% cho biết, ngay cả khi được thưởng tết thôi, thì những cá nhân kia đang đóng góp rất rất nhiều cho xã hội qua thuế. Đóng nhiều đến mức chúng ta nên "xót" (và cả cảm ơn) họ thay vì nhỏ nước mắt cho một cảnh đời, dù thoạt nhìn thì giọt nước mắt ấy là một thứ tình cảm thẩm mỹ đẹp.

Nguồn: Lao Động
laodong.vn
Phiên bản di động