Thương mại tiên tiến không thể như chợ trời
Rủi ro gì cho Việt Nam trong căng thẳng thương mại Nhật - Hàn? Thanh Hoá: Tìm hướng xúc tiến thương mại sang Thái Lan Hàn Quốc loại Nhật Bản ra khỏi danh sách đối tác thương mại tin cậy |
Nhiều sản phẩm giả, nhái bán công khai trên các sàn thương mại điện tử - Độc Lập
Tại VN, với các trường hợp mua thanh toán trước, nhiều món hàng có giá trị nhỏ, thường người tiêu dùng “ngậm ngùi” bỏ quên luôn không khiếu nại đòi quyền lợi. Vì vai trò của đơn vị trung gian là sàn TMĐT, nhưng theo phản ánh của người mua là chưa bao giờ thấy hài lòng với cách giải quyết khiếu nại của “chợ điện tử” tại VN. Ngược lại, tại các nước, TMĐT được đánh giá cao bởi hành xử chuyên nghiệp trong bảo vệ người tiêu dùng.
Theo PGS-TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), vai trò nhà phân phối trung gian rất quan trọng và phải cực kỳ uy tín với khách hàng mới khiến người tiêu dùng quay trở lại những lần sau. Amazon, eBay hay bất kỳ trang TMĐT nào ở Mỹ đều có cách hành xử cực kỳ chuyên nghiệp với khách hàng khi gặp sự cố. Họ chịu trách nhiệm nhận hàng và trả lại tiền cho khách khi hàng mua có vấn đề.
Ông Long nói: “Cách hành xử của nhiều trang TMĐT tại VN đang khiến nỗ lực xây dựng xã hội phi tiền mặt của VN đi chậm lại. Người tiêu dùng không tin, mua hàng online nhưng không dám thanh toán online mà chọn kênh thanh toán trực tiếp khi bán hàng đã là “không giống ai” rồi”. Đặc biệt một số trang mạng mở ra bán hàng giả, hàng nhái, khi gặp sự cố thường bỏ, chặn luôn “nick” của người mua để thoái thác trách nhiệm. Với các sàn TMĐT có tên tuổi như Lazada, Sendo… khi khách mua tố hàng giả, hàng nhái, quản lý thị trường ngay lập tức phải vào cuộc, tìm hiểu và có những chế tài để bảo vệ người tiêu dùng.
“Lazada hay Sendo hoặc chợ điện tử lớn phải học cách làm có trách nhiệm như cách làm của Amazon, chứ không phải làm ăn kiểu như mấy trang ảo lập ra bán hàng giả lừa người tiêu dùng. Đặc biệt, khi các sàn thoái thác trách nhiệm, người tiêu dùng phản ánh, cơ quan quản lý càng phải kiểm tra, áp dụng các biện pháp chế tài với sàn TMĐT. Không thể có cách làm việc “à uôm”, lý giải tại vì thế này thế khác được. VN phát triển theo công nghiệp 4.0 mà nhà thương mại vào VN lại hoạt động theo kiểu 1.0 thì không được”, ông Long cho biết và nói thêm các sàn TMĐT hiện tại không giữ uy tín thì dù chưa bị cơ quan quản lý “sờ” đến, cũng sẽ bị đào thải bởi người tiêu dùng.
Đồng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty luật Basico, cho rằng: Hoạt động TMĐT được xem là hình thức thương mại tiên tiến thì không thể như một cái “chợ trời” với đủ loại hàng hóa không xuất xứ, nguồn gốc. Đây là hình thức giao dịch bằng niềm tin nên các đơn vị kinh doanh phải thực hiện đúng cam kết. Nếu niềm tin người tiêu dùng không còn thì hoạt động TMĐT tại VN sẽ không phát triển. Đặc biệt, các sàn TMĐT không cho phép người dùng kiểm tra hàng trước khi thanh toán là quá vô lý. Đây là kiểu “một người đau bắt cả làng uống thuốc” sẽ không tạo được niềm tin cho người mua, không tạo ra được sức cạnh tranh thì sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay.