Thuốc lá lậu: Cuộc chiến chưa có hồi kết
Xử lý nghiêm thuốc lá ngoại nhập lậu Huế: Bắt quả tang ô tô vận chuyển hơn 26.000 gói thuốc lá lậu Chính phủ gỡ vướng trong xử lý thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu |
Theo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia: Kể từ khi có Chỉ thị 30/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường đấu tranh chống thuốc lá nhập lậu, các địa phương, các lực lượng chức năng đã tiến hành đồng bộ các mặt công tác và bước đầu kiềm chế, đẩy lùi nạn buôn lậu thuốc lá trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, kết quả đó chức tương xứng với tình hình thực tế hoạt động buôn lậu thuốc lá trên địa bàn cả nước.
Tình trạng buôn lậu thuốc lá gia tăng và diễn biến phức tạp đã là hồi chuông cánh báo nghiêm trọng khiến ngân sách nhà nước mất hàng chục nghìn tỷ đồng do thất thu thuế hàng năm, bên cạnh đó còn gây nên tình trạng mất trật tự xã hội nghiêm trọng, mất an toàn cho đời sống nhân dân.
Thuốc lá lậu len lỏi biên giới theo lối mòn, lối mở ồ ạt vào Việt Nam
Thời gian qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá lại có dấu hiệu chìm lắng. Hoạt động buôn lậu thuốc lá diễn ra ngang nhiên, thách thức pháp luật ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh biên giới Tây nam, nhất là các địa bàn trọng điểm như: Long An, An Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Tháp, TP. HCM… Theo ước tính, trung bình mỗi ngày, lượng thuốc lá nhập lậu qua các tỉnh biên giới 400 – 500 ngàn bao các loại, trong đó 80% là Jet và Hero. Thuốc lá lậu được các đối tượng tập kết ở các kho hàng sát biên giới để chờ thời cơ thuận lợi sau đó dùng các dùng phương tiện vỏ lãi, xuống máy hoặc thuê người đai vác, vận chuyển qua biên giới. Sau khi vào nội địa, các đầu nậu dùng rất nhiều chiêu thức để vận chuyển. Điển hình là việc dùng xe gắn máy vận chuyển lạng lách gây tai nạn cho người tham gia giao thông.
Trong quá trình hoạt động, thuốc lá được nguy trang cất dấu rất tinh vi, các đương dây vận chuyển được tổ chức hoạt động rất chuyên nghiệp, đặc biệt là luôn cử người theo dõi các lực lượng chức năng 24/24h… Thuốc lá lậu thường được các đối tượng vận chuyển vào ban đêm và thương xuyên thay đổi địa bàn hoạt động để né tránh lực lượng chức năng. Điều đáng nói ở chỗ, hiện nay các đầu nậu không chỉ thuê dân nghèo mà còn “chọn” thuê các đối tượng có tiền án, tiền sự, nghiện ma túy… vận chuyển thuốc lá nhập lậu nên khi bị lực lượng chức năng bắt giữ các đối tượng này thường rất manh động, chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ để tẩu tán tang vật.
Chiêu thức sử dụng ô tô khách để vận chuyển, tuồn hàng vào nội địa để tiêu thụ cũng đang được các đối tượng sử dụng thường xuyên. Theo ghi nhận của phóng viên, Quốc lộ 91 chạy qua địa phận tỉnh An Giang, tình trạng vận chuyển thuốc lá nhập lậu bằng xe gắn máy diễn ra một cách công khai. Khoảng 20h tối sau khi bốc hàng từ ghe trên kênh Vĩnh Tế lên xe, mỗi nhóm từ 3-5 xe gắn máy nối đuôi nhau phóng bạt mạng đến trung tâm Châu đốc. Các đối tượng dùng ghe vận chuyển thuốc lá lậu từ biên giới Campuchia, sau đó cất giấu tinh vi bên trong các ngôi nhà khu vực bên sông Vĩnh Tế. Thời điểm chúng vận chuyển hàng vào nội địa từ 19 giờ tối hôm trước đến 8 giờ sáng hôm sau sau đó giao cho các đầu nậu phân phối đi các tỉnh thành.
Theo lực lượng chức năng An Giang: Nhà xe Thiên Thiên Xuân chạy tuyến Châu Đốc – Long Xuyên có hành vi tiếp tay cho vận chuyển thuốc lá lậu đi giao cho các điểm bán nhỏ lẻ. Nhà xe này đã nhiều lần bị bắt quả tang vận chuyển thuốc lá lậu nhưng vẫn tiếp tục hoạt động và đổi tên thành Vạn Khoa Nguyên. Điển hình ngày 10/11, sau khi đón khách tại bến xe Châu Đốc, xe ô tô 16 chỗ mang biển kiểm soát 67B - 01456 của nhà xe Vạn Khoa Nguyên đã vào một ngôi nhà gần bến xe để bốc 2 thùng cattông có tên Thuốc lá Sài Gòn nhưng bên trong toàn bộ là thuốc lá nhập lậu. Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt công an thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo trạm cảnh sát giao thông Thái Thịnh kiểm tra xe khách trên và bắt quả tang tài xế vận chuyển hơn 1.900 bao thuốc lá nhập lậu mang nhãn hiệu Jet; Hero và một số nhãn hiệu khác. Cùng ngày, cảnh sát giao thông, công an tỉnh An Giang cũng bắt quả tang một xe khách khác của nhà xe Vạn Khoa Nguyên biển số 67B – 011 86 đang vận chuyển 3.000 bao thuốc lá nhập lậu khi đang lưu thông trên quốc lộ 9. Thực tế, rất nhiều nhà xe đã lợi dụng việc chở khách để chở hàng lậu kiếm lời.
Tại các thành phố lớn thuốc lá lậu được bày bán công khai tại các đại lý, cửa hàng, nhà hàng, quán nước các điểm bán thuốc lá ven các đường phố. Với những điểm buôn bán số lượng lớn, phương thức hoạt động chủ yếu là các đối tượng cất giấu thuốc lá nhập lậu tại địa điểm khác nhau hoặc trong nhà ở và được vận chuyển đến đến điểm kinh doanh với số lượng nhỏ, bán hết lại đưa. Tại Tp. Hồ Chí những điểm bán thuốc lá lậu nổi tiếng như chợ Học Lạc quận 5, chợ Trần Quốc Toản quận 3; chợ Tây Ninh quận Tân Bình vẫn khá tấp nập dù công khai như trước… Tại Cần Thơ, mặc dù các lực lượng chức năng kiểm soát gắt gao song các điểm bán thuốc lá lậu vẫn khá lớn. Tại An Giang: từ chợ đến các cửa hàng bán lẻ, đại lý… Thuốc lá nhập lậu bày bán công khai cùng với các sản phẩm hợp pháp mà không bị bất kỳ cơ quan chức năng nào kiểm soát…
Thuốc lá lậu: hậu quả to lớn, tác hại không lường
Theo phản ánh của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, giai đoạn 2013-2018, ngành thuốc lá chịu nhiều thách thức từ thuốc lá nhập lậu và bình quân tiêu thụ thuốc lá nhập lậu lên đến trên 700 triệu bao mỗi năm, có năm chiếm tới 25% thị trường. Tuy nhiên lượng bắt giữ còn rất hạn chế so với tình hình thực tế. Theo BCĐ 389 QG: Từ ngày 01/10/2014 – 10/2019 các lực lượng chức năng cả nước đã bắt giữ, xử lý: 52.375 vụ; tịch thu hơn 39 triệu bao; khởi tố hình sự hơn 917 vu và trên 1.150 đối tượng.
Trong 10 tháng đầu năm 2019, Tây Ninh bắt giữ 629 vụ, tịch thu 540.635 bao; Long An 895 vụ, thu giữ: 1.569.974 bao; TP. Hồ Chí Minh: 1.036 vụ, thu giữ 732.543 bao; Cần Thơ: bắt giữ 541, thu giữ:182.482 bao; An Giang bắt giữ 613; thu giữ: 573.175 bao; Đồng Tháp bắt giữ 635, thu giữ: 302.173 bao… |
Buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu không chỉ gây thất thu ngân sách Nhà nước, gây mất trật tự xã hội mà thuốc lá nhập lậu điển hình là JET và HERO còn gây hiểm họa khôn lường đối với người sử dụng bởi chất lượng không được một cơ quan nào kiểm soát. Thuốc lá nhập lậu không tuân thủ bất kỳ quy định nào của pháp luật Việt Nam: không in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, không ghi rõ nơi sản xuất, ngày tháng, năm sản xuất và thời hạn sử dụng, không dán tem thuốc lá, không thực hiện quy định về công bố chất lượng, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và lộ trình giảm Tar và Nicotin do đó không kiểm soát được chất lượng khi tiêu thụ trên thị trường.
Theo lực lượng chức năng, thuốc lá lậu thường vận chuyển lén lút qua biên giới bằng đường sông, đường mòn, lối mở không được bảo quản theo quy định nên dẽ bị nấm men, nấm mốc phát triển, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng như: ngộ độc, ung thư, thậm chí có thể gây tử vong khi sử dụng.
Mẫu thuốc lá nhập lậu JET có độ ẩm 14,3%, mẫu HERO có độ ẩm 14,6%, độ ẩm của 02 mẫu thuốc lá nhập lậu này cao hơn so với độ ẩm các sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước (13,0±0,5%). Vì vậy, các sản phẩm JET và HERO rất dễ phát sinh nấm men, nấm mốc, giảm chất lượng trong quá trình bảo quản gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng.
Kết quả phân tích thành phần nicotin trong sợi các mẫu JET, HERO cho thấy: hàm lượng nicotin trong sợi của 02 sản phẩm này quá cao so với các sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng (mẫu JET hàm lượng nicotin là 2,61%, HERO hàm lượng nicotin là 2,48%).
Điều đáng nói ở chỗ, không chỉ thuốc lá điếu nhập lậu không được kiểm soát chất lượng, hiện nay một lượng lớn thuốc lá điện tử không có thương hiệu, không nguồn gốc xuất xứ đáng được nhập lậu vào nước ta được bày bán công khai tai các cửa hàng, chợ điện tử mà không được kiểm soát chất lượng. Điển hình ngày 19/11 vừa qua, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Đà Nẵng kiểm tra, thu giữ một lượng lớn gồm 207 máy hút thuốc lá điện tử, 1.622 lọ tinh dầu và 20 hộp phụ kiện sử dụng để hút thuốc lá điện tử. máy hút thuốc lá điện tử nhập lậu và tinh dầu thuốc lá không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Việc sử dụng các hương liệu không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng đang là hồi chuông cảnh báo đối với người sử dụng. |
Cuộc chiến chống thuốc lá lậu: lực lượng mỏng, gian thương dày, biện pháp xử phạt còn “lúng túng
Hiện nay, bên cạnh các yếu tố như lực lượng mỏng, chế tài nhẹ… các địa phương đều phản ánh gặp khó khăn trong việc xử lý thuốc lá điếu nhập lậu tịch thu được là một trong những yếu tố làm hạn chế việc đấu tranh bắt giữ thuốc lá nhập lậu, từ đó ảnh hưởng tới công tác chống lậu của các lực lượng chức năng. Từ 26/4/2018 đến nay, số thuốc lá nhập lậu được tịch thu trên cả nước là gần 10 triệu bao, tuy nhiên việc xử lý thuốc lá nhập lậu lại gặp nhiều khó khăn do vướng mắc, hạn chế của quyết định số 20/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhất là công tác giám định, đánh giá mặt hàng này tiêu hủy hay đấu giá vẫn chưa có cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ.
Ông Nguyễn Minh Trung – Cục trưởng Cục QLTT Đồng Tháp cho biết: Trước đây tiêu hủy hết thì được hỗ trợ kinh phí theo thông tư 19 của Bộ Tài chính, còn hiện nay thực hiện theo Quyết định của CP lại phải xác định được chất lượng thuốc lá nào đảm bảo chất lượng thì tái xuất, còn không thì mới tiêu hủy… Tuy nhiên, hiện nay lại chưa có cơ quan nào kiểm định chất lượng nên rất khó khăn trong việc xử lý.
Ông Phạm Đức Chinh - quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Long An - cho biết, số lượng vụ buôn lậu thuốc lá có giảm so với những năm trước nhưng vẫn là mặt hàng "nóng" trong công tác chống buôn lậu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do tuyến biên giới tiếp giáp Campuchia với nhiều đường ngang, ngõ tắt, đường mòn, lối mở nên việc kiểm soát người và phương tiện qua lại biên giới còn thiếu chặt chẽ. Các đối tượng thường cho người bám sát lực lượng chống buôn lậu; hoạt động chủ yếu vào ban đêm hoặc lúc có nhiều phương tiện lưu thông qua lại nhằm tránh sự truy đuổi của các lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, một số đối tượng vận chuyển hàng lậu thường sử dụng ma túy đá khi điều khiển phương tiện, khi bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, thường rất manh động, chống đối để tẩu táng tang vật.
Để có hồi kết, cần hiệu quả và quyết liệt
Liên quan đến những bất cập về xử lý thuốc lá lậu, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Long An cho biết, hiện thuốc lá ngoại được các lực lượng chức năng của tỉnh bắt giữ đang tồn kho gần 2,7 triệu gói do bị vướng các quy định về đấu giá thuốc thuốc lá ngoại. Vướng mắc này khiến cho số thuốc lá ngoại có quyết định tịch thu (đạt chất lượng) vẫn không bán được; số thuốc lá không đạt chất lượng vẫn chưa tiêu hủy dẫn đến các đơn vị cũng gặp khó khăn về kinh phí trong công tác chống buôn lậu thuốc lá.
“Ngoài ra, việc xử lý tang vật là thuốc lá ngoại nhập lậu trong các vụ án hình sự tạm đình chỉ và điều tra chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Việc bán đấu giá thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng nên việc bán đấu giá không thực hiện được. Đến nay, QLTT Long An mới bán đấu giá được hơn 750 ngàn gói Chính vì thế, Long An rất mong muốn Chính phủ sớm có hướng dẫn cụ thể việc xử lý tang vật trong các vụ án buôn lậu.” – ông Chinh phản ánh. |
Ngay cả khi bắt giữ thành công, các lực lượng chức năng vẫn gặp không ít khó khăn về công tác xử lý, như: Theo quy định của Bộ luật Hình sự, các hành vi vi phạm liên quan đến thuốc lá ngoại nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên chịu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong thực tế, các lực lượng chức năng đã bắt nhiều vụ từ 1.500 bao trở lên nhưng không bắt được đối tượng thực hiện hành vi vi phạm. Đối với các trường hợp này, cơ quan công an tiến hành khởi tố vụ án theo quy định, tuy nhiên, do không xác định được đối tượng nên sau khi hết thời hạn điều tra phải ra quyết định tạm chỉ điều tra vụ án, dẫn đến số vụ việc tạm đình chỉ tăng cao.
Ông Đàm Thanh Thế - Chánh văn phòng thường trực ban chỉ đạo 389 QUốc gia cho biết: Ban chỉ đạo 389 QG đang bàn giải pháp để các lực lượng chức năng sớm xử lý lượng thuốc lá nhập lậu trong thời gian vừa qua, đảm bảo yêu cầu xử lý được đối tượng, xử lý được tang vật đảm bảo ngăn chặn được tình trạng buôn lậu thuốc lá qua biên giới rất phức tạp. Văn phòng thường trực sẽ làm việc với các bộ ngành, để xác định cơ quan chức năng nào kiểm định chất lượng để các địa phương phối hợp thực hiện.
Các địa phương kiến nghị Chính phủ nên tiếp tục cho tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu, tránh việc tái xuất gây thẩm lậu ngược vào thị trường, bên cạnh đó cần có cơ chế hỗ trợ các lực lượng tham gia chống buôn lậu và tăng cường chế tài xử phạt tạo tính răn đe đối với tội phạm. Khi mà nhà nước đang thất thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Yêu cầu xử lý nghiêm các vụ buôn bán vận chuyển thuốc lá nhập lậu, vừa qua Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình Trưởng Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia đã có văn bản yêu cầu các Bộ Tài chính, Công Thương, Công an, Quốc phòng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nhất là các tuyến, địa bàn trọng điểm) chỉ đạo các lực lượng chức năng nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về dẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án buôn lậu thuốc lá.
Trước đó, văn phòng chính phủ cũng đã có văn bản Số: 5596/VPCP-V.I gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính yêu cầu Bộ Tài chính (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia) chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương tăng cường, đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm...