Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thừa Thiên - Huế phải chú trọng phát triển hài hòa kinh tế - văn hóa - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các đề xuất, kiến nghị.
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội Người Việt Nam ở bất kỳ nơi nào đều là con cháu Lạc Hồng Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao - trách nhiệm của tổ chức Đoàn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế

Dự buổi làm việc còn có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương...

Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, năm 2022, tỉnh đạt và vượt 14/14 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu. GRDP tăng 8,56%; GRDP bình quân đầu người tăng 10% so với năm 2021. Thu ngân sách nhà nước đạt trên 12,7 nghìn tỷ đồng, tăng 12%.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 107% kế hoạch; vốn FDI đăng ký tăng 40% so với cùng kỳ. Nhiều chỉ số cải cách hành chính thuộc nhóm dẫn đầu cả nước, chỉ số Hiệu quả và quản trị hành chính công xếp thứ 1/63; chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp 4/63; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp 8/63. Chuyển đổi số được đẩy mạnh, chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2021 xếp thứ 2/63.

Trong Quý I năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có nhiều điểm sáng tích cực. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt gần 4,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước tăng 3,5%. Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9 - 10% trong năm 2023.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội

Tại buổi làm việc, Thừa Thiên - Huế đã kiến nghị liên quan đến 7 nhóm vấn đề. Trong đó, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ quan tâm phối hợp, hướng dẫn và hỗ trợ hoàn thành xây dựng “Đề án thành lập thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên - Huế” để trình Quốc hội vào năm 2024.

Về 2 dự án trọng điểm gồm: Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh và cầu qua cửa Thuận An; Đê chắn sóng cảng Chân Mây (giai đoạn 2) đã được khởi công trong năm 2022, tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm bố trí bổ sung 1.900 tỷ đồng từ nguồn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2022 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, hiện nay, UBND tỉnh đang tổ chức lập dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế (giai đoạn 2), trong đó có thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng một số khu vực còn lại trong Kinh thành Huế và các khu vực di tích khác thuộc quần thể di tích Cố đô Huế nhưng đặc biệt cần thiết di dời, giải phóng mặt bằng để quản lý, bảo vệ khu vực di tích, chống lấn chiếm, đồng thời phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Do vậy, tỉnh mong muốn Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh được áp dụng Khung chính sách đã thực hiện đối với dự án giai đoạn 1 để tiếp tục thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Kinh thành Huế (giai đoạn 2) và xem xét bổ sung nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện hoàn thành dự án theo Thông báo Kết luận số 269-TB/VPCP, ngày 18/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Thừa Thiên - Huế nói chung và Cố đô Huế nói riêng là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có vị trí đặc biệt, rất đặc sắc về con người và truyền thống văn hóa, lịch sử. Chúng ta tự hào về Huế và phải biến niềm tự hào này thành nguồn lực, kế thừa và phát huy thành quả, di sản mà cha ông để lại để tỉnh phát triển nhanh và bền vững hơn nữa.

Cũng theo Thủ tướng, tỉnh phải chú trọng phát triển hài hòa kinh tế - văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng.

Thủ tướng đồng tình với đề xuất xây dựng Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế và nhấn mạnh, việc xây dựng Bảo tàng này cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ các bảo tàng lớn trên thế giới; quản lý, trưng bày, giới thiệu phải ứng dụng công nghệ hiện đại nhưng kiến trúc phải kế thừa truyền thống, hài hoà, phù hợp với tổng thể di tích cố đô Huế; bảo tàng phải tự “sống được” bằng nguồn thu.

Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương xử lý, tháo gỡ các vướng mắc, sớm đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đường lăn sân bay Phú Bài theo quy hoạch, bảo đảm đồng bộ với nhà ga T2 sắp hoàn thành nhằm nâng cao năng lực, khai thác hiệu quả sân bay này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thừa Thiên - Huế phải chú trọng phát triển hài hòa kinh tế - văn hóa - xã hội
Sông Hương
Phiên bản di động