Thống nhất miễn học phí cho học sinh công lập, hỗ trợ khối tư thục

Chính phủ và Quốc hội thống nhất việc miễn học phí với học sinh các trường công lập và hỗ trợ học phí với học sinh các trường dân lập, tư thục.
Hà Nội: Loạt trường THPT tư có học phí dưới 5 triệu đồng/tháng Dự kiến chi 30,6 nghìn tỷ đồng để miễn học phí cho học sinh Có thể mở rộng miễn học phí cho hệ giáo dục dân lập, tư thục

Sáng 11/5, Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức phiên họp toàn thể Ủy ban lần thứ 2, trong đó thảo luận cho ý kiến đối với Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ trình bày tóm tắt báo cáo thẩm tra Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo đó, Ủy ban Văn hóa và Xã hội tán thành với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng. Đồng thời nhận thấy, hồ sơ dự thảo các Nghị quyết đã được cơ quan soạn thảo chuẩn bị theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thống nhất miễn học phí cho học sinh công lập, hỗ trợ khối tư thục
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh.

Tuy nhiên, về kinh phí thực hiện, Ủy ban Văn hóa và Xã hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá kỹ lưỡng khả năng cân đối ngân sách của các địa phương, nhất là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm bảo đảm tính khả thi về nguồn lực.

Chia sẻ tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, việc xây dựng nghị quyết phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 2-5 tuổi và miễn học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông là thể chế hóa chủ trương của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

Đối với phương thức thực hiện miễn học phí cho học sinh cả nước từ năm học 2025-2026, ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết, đối với học sinh tại các trường công lập thì đã thống nhất rất cao, ngân sách nhà nước sẽ cấp bù cho trường để học sinh không phải đóng khoản học phí nữa.

Thống nhất miễn học phí cho học sinh công lập, hỗ trợ khối tư thục
Quang cảnh phiên họp.

Đối với khối ngoài công lập (trường tư thục hoặc dân lập với khối mầm non), Nhà nước sẽ tính chi phí tương đương để hỗ trợ cho học sinh ở khối này, đảm bảo học sinh cả nước dù học ở trường công hay trường tư đều được hưởng chính sách miễn học phí.

Về phương thức chi trả khoản tiền hỗ trợ miễn học phí, ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết, ban đầu Chính phủ trình phương án sẽ chi trả qua cơ sở giáo dục, tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đã thảo luận với Chính phủ thực hiện phương án chi trả trực tiếp cho học sinh thông qua gia đình, người giám hộ thì tốt hơn, công bằng và đảm bảo hơn.

"Ở trường tư, ví dụ học phí trường thu của học sinh là 5 triệu đồng, sau khi Nhà nước hỗ trợ 1,5 triệu đồng/học sinh thì trường có giảm mức thu học phí cho học sinh hay không, tốt nhất là việc thu học phí là thỏa thuận của gia đình học sinh với nhà trường, còn Nhà nước hỗ trợ học phí thì trả trực tiếp cho học sinh", ông Nguyễn Đắc Vinh nêu và cho biết Chính phủ cũng đã tiếp thu và thống nhất phương án này.

Về đối tượng hỗ trợ với nhóm học sinh tư thục, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội cho biết, theo quy định hiện hành thì quy định sẽ không hỗ trợ học phí đối với học sinh ở khu vực đã có đủ trường công lập.

Tuy nhiên, theo ông Vinh, luật quy định thế nhưng thực tế xác định chỗ nào đủ trường công lập rồi để không hỗ trợ thì khó khăn. Do đó, quan điểm của Ủy ban Văn hóa và Xã hội là sẽ hỗ trợ tất cả học sinh ngoài công lập, không cần xác định khu vực đó đã có đủ trường công lập hay không.

Theo tính toán, tổng nhu cầu kinh phí ngân sách Nhà nước để thực hiện miễn và hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026 cho các đối tượng ước tính khoảng 31,4 nghìn tỷ đồng/năm học, trong đó khối dân lập, tư thục là 1,9 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, số ngân sách Nhà nước phải đảm bảo thêm là khoảng 9 nghìn tỷ đồng/năm học. Mức ngân sách cần bảo đảm ở từng địa phương phụ thuộc vào quy định đóng học phí của HĐND cấp tỉnh quyết định.

Hậu Lộc
Phiên bản di động