Thanh Hóa: Nông dân tại “thủ phủ” nuôi cá chép đỏ tất bật vào vụ thu hoạch
Thanh Hóa: Triệt xóa 4 điểm hoạt động "tín dụng đen" phức tạp trên địa bàn huyện Triệu Sơn Người dân không còn "giam phương tiện" của Táo quân Chợ đầu mối xuyên đêm bán cá chép đỏ |
Mặc dù còn 2 ngày nữa mới đến Tết ông Công, ông Táo nhưng người dân đã bắt đầu hút ao, kéo lưới chuyển cá vào trong chuẩn bị xuất bán đi các địa phương.
Anh Nguyễn Văn Tiến (phố Bái Trúc, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương) cho biết, nhà anh có khoảng 5 sào đất ao, đầu năm, anh thả thả cá trắm, cá trôi và nuôi thêm các cặp cá chép đỏ bố mẹ để gây giống, đến tháng 7 Âm lịch thì bắt đầu thả đại trà cá chép đỏ giống xuống ao nuôi.
Với khoảng 2.500m2 ao nuôi, gia đình anh Tiến thu hoạch được khoảng hơn 6 tạ cá chép đỏ.
Thời tiết thuận lợi, người nông dân được mùa cá chép đỏ |
Từ ngày 15 đến 20 tháng Chạp là khoảng thời gian người dân thu hoạch cá nhộn nhịp nhất. Đối với những đơn phải đưa cá đi xa, số lượng lớn thì người dân phải thả lưới kéo cá lên, để cá nghỉ ngơi ổn định sức khỏe rồi mới vận chuyển. Nếu vừa kéo lên đưa đi luôn cá sẽ sốc và chết.
Đối với các ao nhỏ của hộ gia đình, thời gian thu hoạch cá sẽ muộn hơn, thông thường từ sáng 21 đến chiều 22 tháng Chạp mới được bơm nước, kéo cá lên bán cho thương lái nhỏ lẻ tại chợ.
Anh Nguyễn Văn Tuyên (trú thôn Tân Hậu, thị trấn Tân Phong), hộ nuôi hơn 5 tạ cá chép đỏ, cho biết, năm nay, giá bán cá chép đỏ tại thị trấn Tân Phong trung bình cho thương lái từ 100.000 đồng/kg – 120.000 đồng/kg (loại 20-40 con/kg).
Cá được kéo lên gom lại, chờ bán cho thương lái |
Anh Tuyên cho biết, bắt đầu từ tháng 11 Âm lịch, cá ông Táo đã có thương lái đặt hàng. Cá được đưa đi các huyện trong tỉnh và các tỉnh ngoài chủ yếu là Vinh, Hà Tĩnh, Huế...
Tuy nhiên, để có được những con cá chất lượng người dân thị trấn Tân Phong cũng rất vất vả, đặc biệt ở khâu chăm sóc cá chép đỏ phải cẩn thận, công phu để cá không bị dịch bệnh. Khi bán cho thương lái cung cấp ra thị trường dịp Tết ông Công, ông Táo, cá chỉ vừa bằng ba đầu ngón tay, màu đỏ tươi, rực rỡ.
Cá chép Tân Phong được ưa chuộng do có màu đỏ tươi, rực rỡ |
Theo người dân địa phương, sở dĩ cá chép Tân Phong được ưa chuộng bởi cá có màu đỏ tươi, khác với cá nơi khác là đỏ thẫm và nhạt màu. Người mua có quan niệm, những con cá đỏ tươi thể hiện sức sống mãnh liệt, khỏe mạnh để có thể đưa ông Công, ông Táo lên trời thuận buồm xuôi gió.
Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hàng năm và là ngày ông Công, ông Táo cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những việc tốt - xấu trong một năm qua. Lễ ông Công, ông Táo là ngày lễ quan trọng, báo hiệu sắp đến Tết Nguyên đán cổ truyền. Ngày này, người dân thường cúng tiễn bằng cá chép đỏ tượng trưng cho “phương tiện” cho ông Công, ông Táo “về trời”. |
Người dân không còn "giam phương tiện" của Táo quân |
Chợ đầu mối xuyên đêm bán cá chép đỏ |
Người dân tấp nập mua cá chép vàng tiễn ông Công, ông Táo về trời |