Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình

Phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ (Phòng 8, Cục CSGT, Bộ Công an) tổ chức hội nghị bàn về công tác phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Ô tô khách chèn ép xe CSGT trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ Cánh tài xế chưa quen với thu phí tự động không dừng

Hội nghị bàn về 4 vấn đề trong năm 2021 gồm, ký biên bản phối hợp giữa các đơn vị trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021; Phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông; Đấu tranh phòng chống tội phạm; Điều tra giải quyết tai nạn giao thông.

Đại tá Nguyễn Quang Thái, Trưởng Phòng 8, Cục CSGT, Bộ Công an chủ trì hội nghị
Đại tá Nguyễn Quang Thái, Trưởng Phòng 8, Cục CSGT, Bộ Công an phát biểu tại hội nghị

Dự và chủ trì hội nghị có Đại tá Nguyễn Quang Thái, Trưởng Phòng 8, Cục CSGT, Bộ Công an; Đại diện lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ của Cục CSGT; Chỉ huy các đơn vị CSGT, Đội điều tra tổng hợp 8 quận, huyện thuộc các tỉnh thành Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và hai đơn vị khai thác, vận hành tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Các đại biểu dự hội nghị phối hợp đảm bảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ - Ninh Bình
Các đại biểu dự hội nghị
Trung tá Phạm Văn Đông – Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ (Phòng 8)  trình bày dự thảo quy chế phối hợp bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến cao tốc
Trung tá Phạm Đức Đông - Phó Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ (Phòng 8) trình bày dự thảo quy chế phối hợp bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến cao tốc

Tại hội nghị, Trung tá Phạm Đức Đông - Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ (Phòng 8) đã đánh giá tình hình TTATGT trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình trong thời gian qua; Đồng thời trình bày dự thảo quy chế phối hợp và quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định tại Thông tư 62 và 63 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Dự thảo nhận được sự quan tâm, thảo luận sôi nổi của nhiều đại biểu tham dự hội nghị.

Thượng tá Nguyễn Văn Giàu, Phó Trưởng Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) phát biểu bàn về việc phối hợp giải quyết tai nạn giao
Thượng tá Nguyễn Văn Giàu, Phó Trưởng Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) phát biểu bàn về việc phối hợp giải quyết tai nạn giao

Phát biểu tham luận, Thượng tá Nguyễn Văn Giàu, Phó Trưởng Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho hay, việc giải quyết tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình kể từ ngày 1/1/2021 sẽ được thực hiện theo Thông tư mới. Căn cứ các thông tư hướng dẫn các đơn vị cần có sự phối hợp chặt chẽ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Theo Phó trưởng Công an huyện Thanh Trì, lực lượng CSGT khi đến hiện trường, việc ưu tiên đầu tiên là cấp cứu nạn nhân; Chụp ảnh, đánh dấu hiện trường và chuyển nạn nhân đến bệnh viện, lập hồ sơ chuyển cho cơ quan điều tra.

“Khi tiếp cận hiện trường vụ tai nạn, lực lượng CSGT phải nhanh chóng nhận định tình hình, hậu quả vụ tai nạn, nếu thấy nghiêm trọng phải liên hệ với Công an các quận, huyện trên địa bàn để phối hợp điều tra. Những vụ việc nhận định khởi tố thì phải thông tin, phối hợp với cơ quan điều tra, Đội kỹ thuật hình sự, Viện Kiểm sát mới giải quyết được; Cần có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa lực lượng CSGT với Công an các địa phương trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phân luồng, chống ùn tắc...”, Thượng tá Giàu nói.

Về vấn đề này, Đại tá Vũ Quang Thái, Trưởng Phòng 8 yêu cầu, khi có tai nạn xảy ra, lực lượng CSGT cần có sự phối hợp với lực lượng công an địa phương để giải quyết tai nạn như việc đưa nạn nhân đi cấp cứu, đo vẽ, bảo vệ hiện trường, thông báo cho cơ quan điều tra quận, huyện để phối hợp với Viện Kiểm sát cùng cấp tiến hành điều tra.

“Đội CSGT trên tuyến cao tốc phải cập nhật số điện thoại của các Trưởng công an xã trên địa bàn tuyến cao tốc đi qua. Đây là lực lượng hỗ trợ đắc lực khi có tình huống, tai nạn, vi phạm pháp luật xảy ra”, Đại tá Thái nhấn mạnh.

Đặt vấn đề phân công nhiệm vụ cho công an xã phối hợp giải quyết tai nạn giao thông trên cao tốc, một số đại biểu băn khoăn đưa ra những khó khăn của lực lượng công an xã khi phối hợp tham gia giải quyết.

“Việc lên cao tốc không thể đi xe máy mà phải đi ô tô, trong khi công an xã không có. Muốn lên đường cao tốc, công an xã phải vòng lên rất xa như vậy không đảm bảo tính kịp thời trong việc bảo vệ hiện trường, phân luồng giao thông và đặc biệt là việc hỗ trợ cấp cứu người bị nạn. Vì vậy cần nghiên cứu lối lên cao tốc cho lực lượng làm nhiệm vụ”, vị đại diện đội CSGT Công an huyện Phú Xuyên nêu kiến nghị.

Nêu vấn đề chống ùn tắc giao thông từ xa, đại diện Công an TP Phủ Lý kiến nghị một số công tác phân luồng trong quá trình thu phí tự động, thủ công… Một số đại biểu kiến nghị việc cắm biển phân luồng từ xa đối với làn xe thu phí tự động, không dừng và thu phí thủ công để lái xe biết đi đúng làn, không bị xung đột gây ùn tắc.

Phát biểu kết luận hội nghị, Đại tá Vũ Quang Thái nhấn mạnh, trong công tác phân luồng giao thông, giải quyết tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông kể từ ngày 1/1/2021 tới đây, cần phối hợp, hỗ trợ từ các đơn vị, đặc biệt là đội CSGT của Công an các quận, huyện và hai đơn vị khai thác bảo trì trên tuyến BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình và Trung tâm điều hành VEC.

“Để thuận lợi cho công an các địa phương, sau hội nghị này, tôi sẽ tham mưu lãnh đạo Cục CSGT có văn bản gửi Giám đốc Công an các tỉnh, thành thực hiện quy chế phối hợp này”, Đại tá Thái chia sẻ.

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động