Sáng kiến 12 tỉ USD giúp các nước nghèo có thể mua vaccine COVID-19
G20 nhấn mạnh sự tiếp cận công bằng đối với vắcxin phòng COVID-19 Nga sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vaccine Sputnik-V của thế giới Vaccine COVID-19 của Nga bắt đầu đưa vào lưu hành rộng rãi |
Ngân hàng Thế giới vừa công bố sáng kiến 12 tỉ USD giúp các nước nghèo có thể mua vaccine COVID-19. Ảnh: TASS |
Theo trang The Guardian (Anh), trong nỗ lực đảm bảo các quốc gia có thu nhập thấp không bị các nước giàu bỏ lại phía sau, WB đang kêu gọi các cổ đông chính, là những quốc gia giàu có, ủng hộ kế hoạch giải ngân tiền mặt trong vòng 12 đến 18 tháng tới.
Ông David Malpass, Giám đốc Ngân hàng Thế giới cho rằng sáng kiến này là cần thiết vì đại dịch COVID-19 ngày càng gây ảnh hưởng lớn hơn cho những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Nhiều quốc gia – trong đó có Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nga – đang nghiên cứu các phương pháp điều trị bệnh COVID-19. Tuy nhiên, ông Malpass cho rằng Ngân hàng Thế giới không muốn đợi đến lúc vaccine có sẵn mới hành động.
"Nguồn tài chính sẵn có sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi vì một khi thế giới có được loại vaccine an toàn và hiệu quả, nó sẽ cho phép mọi người tự tin tiếp tục cuộc sống của mình", ông Malpass nói. "Nhiều nước có thu nhập cao đã đặt mua sẵn mà chúng tôi muốn đảm bảo các nước thu nhập thấp và trung bình cũng có quyền tiếp cận vaccine", ông cho biết thêm.
WB tin rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ không thể phục hồi hoàn toàn cho đến khi mọi người cảm thấy họ có thể tự tin sống, hòa nhập với xã hội, làm việc, du lịch, và cần có một loại vaccine COVID-19 hiệu quả, an toàn để điều này xảy ra.
Ông Malpass cho biết sẽ chỉ cấp tiền cho những phương pháp điều trị được pháp luật giám sát chặt chẽ nhưng kế hoạch phân bổ 12 tỉ USD cần được tiến hành một cách nhanh chóng để đảm bảo càng nhiều người được tiêm chủng sớm càng tốt.
"Đại dịch COVID-19 đang tấn công mọi người trên khắp thế giới và đã tạo ra tác động bất bình đẳng. Các nước giàu có mạng lưới an sinh xã hội rộng hơn, ngân sách lớn hơn, có phạm vi tài trợ cho sự gia tăng lớn trong chi tiêu công và các ngân hàng trung ương có thể hỗ trợ hoạt động thông qua các chương trình mua tài sản. Điều quan trọng là phải đảm bảo việc tiếp cận vaccine là công bằng và bình đẳng", ông Malpass nói.
Sáng kiến này được xây dựng dựa trên các chương trình khẩn cấp ứng phó với dịch COVID-19, đã được công bố khi cuộc khủng hoảng y tế diễn ra. Các quốc gia có thể tự mua vaccine, cùng hành động với các quốc gia khác hoặc tận dụng các cơ chế mua sắm.
Kế hoạch này phải được các cổ đông của Ngân hàng Thế giới chấp thuận nhưng Malpass cho biết ông lạc quan rằng họ sẽ đồng ý.
Trước đây, Ngân hàng Thế giới đã thực hiện thành công các chiến dịch tiêm chủng thành công cho bệnh bại liệt, bệnh sởi và HIV/ AID. Trong kế hoạch này, WB sẽ khuyến khích các quốc gia ưu tiên cho nhân viên y tế và nhóm những người dễ bị tổn thương. Ông Malpass cho biết: "Sẽ có rất nhiều quốc gia muốn sử dụng khoản tiền này".
Để hỗ trợ việc triển khai, ngân hàng đã tiến hành đánh giá hệ thống y tế của các quốc gia để xác định các khoảng thiếu hụt và lĩnh vực có thể đầu tư như một phần của cách tiếp cận tổng thể để giải quyết dịch bệnh COVID-19.