Hải Phòng:

Rạp phim Nhà nước "thoi thóp" tìm cách tự cứu mình

Trước khi MegaStar (nay là CGV) vào thị trường Việt Nam, các rạp phim Công nhân, Lê Văn Tám, rạp 1/5  được ví như "thiên đường" của khán giả Hải Phòng. Tới nay, ba rạp phim do Nhà nước quản lý đều đang trong tình trạng sống dở chết dở: cũ kỹ, xuống cấp, không đủ sức cạnh tranh với hệ thống rạp hiện đại và tiện lợi của tư nhân.
Ngân sách Nhà nước bị 'bào mòn' vì dịch Covid-19 Nghi vấn thông đồng giữa các Cục Dự trữ Nhà nước và doanh nghiệp Biết Nhà nước khó khăn, doanh nghiệp không xin tiền chỉ xin cơ chế

Những rạp chiếu bóng "thiên đường" một thời

Thời kỳ đầu, các phim được chiếu chủ yếu là phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam như Chị Tư Hậu, Chung một dòng sông, Ngày lễ Thánh… hay những bộ phim của Liên Xô, Tiệp Khắc cũ – những nền điện ảnh trong khối Xã hội Chủ nghĩa.

rap phim nha nuoc thoi thop tim cach tu cuu minh
Các rạp chiếu phim tại Hải Phòng từng là biểu tượng của sự phát triển điện ảnh miền bắc với công nghệ và chất lượng rạp chiếu bậc nhất Việt Nam

Ngày trước, các rạp chiếu bóng không chỉ là nơi kinh doanh mà còn có những hoạt động cộng đồng bổ ích để đưa nghệ thuật thứ bảy đến gần với khán giả thông qua những câu lạc bộ điện ảnh.

Nơi đây trở thành điểm hẹn văn hóa khi trình chiếu các bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới, các phim nghệ thuật châu Âu. Các tác phẩm sau đó còn được đem ra "mổ xẻ" về ý nghĩa, thông điệp, phong cách tác giả và dần truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ hoạt động điện ảnh tại Việt Nam.

"Cái chết" được báo trước

Năm 2005, khi những rạp chiếu phim tư nhân bắt đầu xuất hiện, đem theo những trải nghiệm điện ảnh mới - hiện đại, tiện nghi hơn, các rạp chiếu phim nhà nước đứng trước thử thách tồn tại khi cơ sở vật chất ngày một xuống cấp và nhu cầu của khán giả ngày một nâng cao.

Như chia sẻ của ông Bùi Thế Lâm - Giám đốc Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Hải Phòng nếu cách đây 20 năm, một rạp chiếu có doanh thu trung bình 2 tỷ đồng thì đến thời điểm này chỉ còn 200 triệu đồng. Mức doanh thu này để nuôi một rạp chiếu hoạt động theo ông Lâm là "không thể sống nổi".

rap phim nha nuoc thoi thop tim cach tu cuu minh
Rạp Công nhân trên phố Cầu Đất trải qua nhiều thế kỷ đã phải cho Công ty Hanvico thuê gần hết mặt bằng

Lý do khiến hàng loạt rạp chiếu phim buộc phải ngừng hoạt động là do kinh doanh thua lỗ. Đó cũng là thực trạng chung mà rất nhiều rạp chiếu phim Nhà nước đang phải đối mặt trong những năm gần đây.

"Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Hải Phòng đã thực hiện tự chủ từ lâu. Không được Nhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên. Các rạp chiếu phim không còn hoạt động khiến kinh phí không có để chi trả cho nhân viên, vận hành trung tâm. Tôi buộc phải xin phép thành phố cho thuê mặt bằng để lấy kinh phí duy trì trong lúc chờ chỉ đạo tiếp theo của các cấp chính quyền.", ông Lâm chia sẻ.

Chuyện rạp cũ, cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu kéo theo khán giả ngày một thờ ơ không đến xem là điều mà từ rất lâu các rạp phim Nhà nước cùng "kêu khóc". Nhất là khi hệ thống các cụm rạp lớn CGV và Lotte Cinema do nước ngoài đầu tư tại các thành phố lớn của Việt Nam ngày một phát triển và chiếm áp đảo thị phần khán giả.

rap phim nha nuoc thoi thop tim cach tu cuu minh
Tại số 111 Trần Phú, nơi đặt trụ sở của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng cũng là nơi giao dịch của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Nam Hải Phòng (ngân hàng MB)

Trải qua hơn nửa thế kỷ biến động, những rạp chiếu phim Nhà nước sống trong cảnh "sống dở chết dở" trước sự phát triển của ngành công nghiệp nghe - nhìn khi liên tục thua lỗ.

Ngày 16/3, UBND thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định hợp nhất Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật, Trung tâm Thông tin và Cổ động, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng thành Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.

Trung tâm mới chính thức hoạt động kể từ ngày 1/5/2020. Vậy nhưng số phận của những rạp chiếu phim Nhà nước trải qua nhiều biến động, tới giờ vẫn chưa biết đi về đâu. Việc sử dụng các tài sản công sao cho hợp lý vẫn chờ các cấp chính quyền vào cuộc, mở lối đi.

Phạm Mạnh
Phiên bản di động