Quốc gia đầu tiên thông qua “luật đồ ăn vặt”

Một luật mới vừa được Colombia thông qua, đưa nước này trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đánh thuế đối với đồ uống có đường và thực phẩm siêu chế biến.

Theo đó, luật mới sẽ có hiệu lực trong tháng này và thuế sẽ được áp dụng dần dần. Ban đầu, thuế sẽ ở mức 10%, sau đó tăng lên 15% vào năm tới và đạt 20% vào năm 2025.

Các thực phẩm siêu chế biến được xác định là thực phẩm ăn liền được sản xuất công nghiệp, cũng như những sản phẩm có nhiều muối và chất béo bão hòa, chẳng hạn như sôcôla hoặc khoai tây chiên giòn, đồ uống nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh...

Quốc gia đầu tiên thông qua “luật đồ ăn vặt”
Colombia đã áp thuế đối với đồ uống có đường (Ảnh: Pixabay)

Trên thực tế, chế độ ăn của người Colombia có nhiều natri, liên quan đến sự gia tăng các bệnh tim mạch, chẳng hạn như đột quỵ và suy tim, nguyên nhân gây ra gần 1/4 số ca tử vong hàng năm.

Người Colombia trung bình tiêu thụ 12g muối mỗi ngày - tỷ lệ cao nhất ở Mỹ - Latinh và thuộc hàng cao nhất thế giới. Gần 1/3 người trưởng thành ở nước này bị huyết áp cao.

Các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống và béo phì khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, cũng có vấn đề, với hơn 1/3 số ca tử vong do bệnh tiểu đường xảy ra ở những người dưới 70 tuổi.

Ước tính các bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 76% tổng số ca tử vong ở Colombia.

Ngành sản xuất đồ ngọt ở Colombia hiện cung cấp việc làm cho 286.000 lao động.

Các đại diện của ngành công nghiệp thực phẩm nước này cực lực chỉ trích luật mới, họ cho rằng nó sẽ làm phức tạp thêm nỗ lực của Bogota nhằm chống lạm phát và khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Sau khi thuế mới được thông qua, các hãng lớn trong ngành này đã khởi kiện.

Quốc gia đầu tiên thông qua “luật đồ ăn vặt”
Kẹo được trưng bày tại một cửa hàng ở Cartagena, Colombia (Ảnh: Getty)

Tuy nhiên, Tòa án hiến pháp Colombia đã xác định rằng thuế mới “không vi phạm các quy tắc bình đẳng, tự do kinh tế hay các nguyên tắc thị trường tự do”.

Bà Beatriz Champagne, Giám đốc điều hành của Liên minh vì sức khỏe Châu Mỹ, chia sẻ: “Chúng tôi muốn tránh đi theo con đường của các quốc gia công nghiệp giàu có khác, những nước mà các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống là một vấn đề lớn. Thuế này được áp dụng cho những sản phẩm có nhãn cảnh báo sức khỏe. Điều này tạo ra thông tin để người tiêu dùng tránh những sản phẩm này.

Mục tiêu của nhà sản xuất thực phẩm công nghiệp hóa không phải là dinh dưỡng mà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất không quan tâm liệu người tiêu dùng có ăn thực phẩm khiến họ bị bệnh hoặc tử vong hay không”.

Theo Giáo sư Franco Sassi, chuyên gia về chính sách y tế quốc tế tại Trường Kinh doanh Imperial College London, luật được thông qua ở Colombia sẽ là tấm gương cho các quốc gia khác.

Một số quốc gia khác ở khu vực Mỹ Latinh đã áp thuế đồ uống có đường theo chính sách y tế cộng đồng.

Từ năm 2014, Mexico đã tính thuế thêm 1 peso đối với mỗi lít đồ uống có đường. Ecuador và Peru cũng đã thực hiện phụ thu đối với đồ uống chứa đường lần lượt từ các năm 2016 và 2018.

Hơn một nửa dân số thế giới sẽ bị thừa cân, béo phì vào năm 2035 Hơn một nửa dân số thế giới sẽ bị thừa cân, béo phì vào năm 2035

Theo một báo cáo mới của Liên đoàn Béo phì Thế giới, hơn một nửa dân số thế giới sẽ bị thừa cân hoặc béo ...

Trong 1 thập kỷ, số trẻ em béo phì tại Việt Nam tăng gấp đôi Trong 1 thập kỷ, số trẻ em béo phì tại Việt Nam tăng gấp đôi

Từ năm 2010 đến 2020, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ độ tuổi học đường (5 - 19 tuổi) tại nước ta tăng ...

Gần 60% người dân Châu Âu bị thừa cân hoặc béo phì Gần 60% người dân Châu Âu bị thừa cân hoặc béo phì

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tỷ lệ béo phì đã đạt đến “tỷ lệ dịch bệnh” ở Châu Âu. Theo đó ...

Tụê Uyên
Phiên bản di động