Gần 60% người dân Châu Âu bị thừa cân hoặc béo phì

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tỷ lệ béo phì đã đạt đến “tỷ lệ dịch bệnh” ở Châu Âu. Theo đó gần 60% người dân ở châu lục này bị thừa cân hoặc béo phì.
Trẻ tăng cân nhanh trong thời gian giãn cách, cha mẹ phải làm gì? Trẻ nhỏ dùng kháng sinh có liên quan đến nguy cơ mắc dị ứng, béo phì BV Việt Đức tư vấn: Điều trị béo phì không phẫu thuật

Theo báo cáo của WHO, tỷ lệ béo phì tại Châu Âu đang không ngừng tăng lên, với gần 1/4 người trưởng thành của châu lục này đang bị béo phì.

Trong 5 thập kỷ qua, số người béo phì ở Châu Âu đã tăng 138% và hiện đang là nơi có tỉ lệ người lớn béo phì cao thứ hai chỉ sau Châu Mỹ.

Tỷ lệ thừa cân ở nam giới cao hơn so với nữ giới, với tỷ lệ 63% ở nam giới và 54% ở nữ giới. Cứ 3 trẻ em thì có 1 em bị thừa cân hoặc béo phì, trong đó 29% là trẻ trai, 27% là trẻ gái và tập trung ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Gần 60% người dân Châu Âu bị thừa cân hoặc béo phì
WHO cảnh báo đại dịch béo phì ở Châu Âu

Theo WHO, béo phì là nguyên nhân của ít nhất 13 loại ung thư khác nhau và có khả năng gây ra khoảng 200.000 ca ung thư mới mỗi năm.Ông Hans Kluge, Giám đốc Văn phòng WHO tại khu vực châu Âu, cho biết, việc tăng cân và béo phì gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe, có thể dẫn đến các bệnh ung thư và tim mạch.

Ông Hans Kluge, Giám đốc Văn phòng WHO tại khu vực Châu Âu, cho biết, việc tăng cân và béo phì gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe, có thể dẫn đến các bệnh ung thư và tim mạch. Theo báo cáo của WHO thừa cân và béo phì được cho là liên quan đến cái chết của khoảng 1,2 triệu người ở châu Âu, chiếm 13% tổng ca tử vong của khu vực.

Bên cạnh đó, béo phì cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh khác bao gồm ung thư, tim mạch, tiểu đường type 2 và bệnh hô hấp mạn tính, ngoài ra còn chịu trách nhiệm cho 7% các trường hợp tàn tật do mắc phải trong khu vực Châu Âu.

Theo WHO lý giải, đại dịch COVID-19 là một trong những lý do khiến vòng eo của nhiều người lớn lên. Các đợt phong tỏa đã tạo điều kiện cho một chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc lối sống ít vận động.

Do đó, WHO cho rằng tất cả các quốc gia thành viên, không chỉ Châu Âu - cầu có kế hoạch cụ thể để ngăn ngừa “đại dịch” béo phì, với trọng tâm là tái thiết cuộc sống lành mạnh hơn hậu đại dịch Covid-19.

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo hạn chế việc cho mở các cửa hàng ăn nhanh tại các khu có thu nhập thấp, cải thiện việc dán nhãn thức ăn cho trẻ em, khuyến khích việc các bà mẹ cho con bú sau sinh và xây dựng chương trình ăn uống lành mạnh cho trẻ em.

Tuệ Uyên
Phiên bản di động