Quốc gia đang phải chiến đấu với 2 đại dịch cùng một lúc

Người dân của quốc gia này đang phải chiến đấu với một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người trong hơn 18 tháng, giờ đây họ lại phải chứng kiến sự bùng phát của đại dịch khác - Covid-19.
Thủ tướng: “Lò xo” kinh tế phải bật lên ngay sau đại dịch Covid-19 Sống tích cực trong đại dịch, bạn đã làm chưa? Thượng nghị sỹ Mỹ đề xuất kế hoạch bảo đảm bầu cử trong đại dịch

Hàng ngàn người dân Congo đã tử vong trong suốt hơn một năm rưỡi qua vì Ebola. Những tưởng dịch Ebola đã được kiểm soát thì một ổ dịch mới lại xuất hiện, thêm vào đó là sự lây lan của Covid-19. Khổ càng thêm khổ, Congo lại phải “oằn mình” đối phó với 2 đại dịch cùng một lúc.

Covid-19 đã khiến hệ thống y tế tốt bậc nhất thế giới của châu Âu rơi vào khủng hoảng. Ở New York, dịch bệnh này cũng làm cho nhiều bệnh viện bị quá tải với hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày.

Nhiều người đang lo ngại rằng dịch Covid-19 sẽ lây lan không thể kiểm soát ở Congo - một quốc gia có hệ thống y tế yếu kém, kinh tế kém phát triển do trải qua xung đột vũ trang kéo dài cùng với sự lạc hậu.

Thời điểm này cũng chưa rõ liệu quốc tế sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Congo phòng chống dịch bệnh ra sao trong bối cảnh các quốc gia trên khắp thế giới vẫn đang căng thẳng vì Covid-19.

quoc gia dang phai chien dau voi 2 dai dich cung mot luc

Người dân Congo đang được tuyên truyền kiến thức về Covid-19 (ảnh: AP)

“Tất cả chúng tôi đều cảm thấy như đang phải trải qua một cơn bão lớn. Thực sự, đây là khủng hoảng trong khủng hoảng. Người dân vốn đã phải chịu đựng đau khổ rất nhiều vì Ebola thì nay họ lại phải đối mặt với Covid-19.

Hồi đầu tháng 3, có một người nhiễm Ebola và ai cũng hy vọng đó sẽ là người cuối cùng. Chính phủ đã lên kế hoạch tuyên bố hết dịch Ebola vào hôm 12.4, tuy nhiên WHO lại phát hiện thêm một ổ dịch mới tại thành phố Beni”, ông Martine Milonde, một nhà hoạt động tình nguyện tại Congo, chia sẻ.

Dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.260 người tại Congo từ tháng 8.2018. Tuy nhiên, dịch bệnh này cũng mang đến một chút thói quen có lợi: Nhiều người dân Congo đang rất chăm chỉ rửa tay và chính phủ đang cảnh giác cao độ trước dịch bệnh - một trong những chìa khóa giúp đẩy lùi Covid-19.

“Tại thành phố Beni, nơi vừa xuất hiện ổ dịch Ebola mới, người dân có niềm tin rằng họ sẽ vượt qua Covid-19 như cách đang chiến đấu với Ebola. Người dân tại đó rất thận trọng, cảnh giác và thực hiện vệ sinh cá nhân đầy đủ”, ông Milonde nhận xét.

quoc gia dang phai chien dau voi 2 dai dich cung mot luc

Congo đang phải đối mặt với cả hai đại dịch cùng một lúc (ảnh: AP)

Tại Congo, những thông điệp tuyên truyền về cách phòng chống Ebola giờ đã thêm cả cảnh báo về sự lây lan của Covid-19. Thông tin giải thích về Covid-19 đang được lan tỏa trên đài phát thanh, tin nhắn điện thoại và từ những chức sắc tôn giáo địa phương. Nhiều trường học, nhà thờ đã được trang bị bộ dụng cụ vệ sinh tay.

Thị trưởng thành phố Beni – ông Nyonyi Bwanakawa, cho rằng, các biện pháp phòng chống Covid-19 cũng khá tương tự như Ebola, nhưng cần bổ sung thêm khuyến cáo cho người dân ở nhà. Ông Nyonyi Bwanakawa cũng nói thêm rằng, chính quyền địa phương đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp mạnh nếu người dân không tuân thủ việc hạn chế tiếp xúc xã hội.

Không giống như Ebola – loại virus có tỷ lệ tử vong 50%, hầu hết các ca nhiễm Covid-19 đều biểu hiện các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, Covid-19 dễ lây lan hơn Ebola rất nhiều.

quoc gia dang phai chien dau voi 2 dai dich cung mot luc

Thi thể nạn nhân của dịch Ebola tại Congo được đưa đi chôn cất (ảnh: NY Times)

Tiến sĩ Michel Yao, Giám đốc chương trình ứng phó khẩn cấp tại khu vực châu Phi của WHO, cho rằng, việc thực hiện kiểm tra sức khỏe rộng rãi và theo dõi tiếp xúc nguồn lây là chìa khóa để ngăn chặn Covid-19 nhưng khiến cả cộng đồng cùng tham gia vào các biện pháp chống dịch còn quan trọng hơn rất nhiều.

“Không chỉ tuyên truyền trong cộng đồng, cần phải cho người dân nhận thức được trách nhiệm và vai trò trong chống dịch Covid-19 của họ”, ông Michel Yao nhấn mạnh.

“Kinshasa – Thủ đô của Congo, với 14 triệu dân là nơi đáng lo ngại nhất. Nếu Covid-19 tấn công nơi này, đó sẽ là thảm họa”, ông Michel Yao lo ngại.

Hệ thống y tế của Congo được đánh giá là yếu kém và các bệnh viện rất dễ rơi vào quá tải nếu số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục gia tăng.

quoc gia dang phai chien dau voi 2 dai dich cung mot luc

Rửa tay trong dịch Covid-19 tại Congo (ảnh: NY Times)

Bộ Y tế Congo cho biết, cả nước có 65 máy thở, tất cả chúng đều ở Kinshasa. Chính phủ Congo đã cố gắng đặt mua thêm 20 chiếc máy thở cho quốc gia có dân số 86 triệu người. Năm 2019, dịch sởi đã khiến hơn 6.000 ngưởi tử vong tại Congo.

Đến ngày 11/4, Congo đã ghi nhận tổng cộng 215 ca nhiễm Covid-19 với 20 người tử vong. Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tại nước này là hơn 9%.

“Công việc vẫn còn ngổn ngang vậy mà chúng tôi lại phải đối phó với một tình huống khẩn cấp khác. Thật là mệt mỏi khi đối mặt với cả hai đại dịch cùng một lúc. Quá nhiều người đã chết vì Ebola, giờ lại đến Covid-19, mọi người đều đang rất sợ hãi”, Katungo Methya tình nguyện cho Hội Chữ thập đỏ ở Beni, chia sẻ.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin:

19003228 và 19009095

Nguồn: danviet
danviet.vn
Phiên bản di động