Những sai lầm sai lầm khi sử dụng màng bọc thực phẩm

Màng bọc thực phẩm là một vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp. Ngày nay, màng bọc thực phẩm được ưa chuộng sử dụng rộng rãi trong việc bảo quản và đóng gói thực phẩm hàng ngày cũng như mang lại nhiều tiện ích khác.

Trên thị trường có nhiều loại và nhãn hiệu màng bọc thực phẩm khác nhau song có thể chia làm hai loại chính theo thành phần. Một là màng bọc thực phẩm làm từ polyvinyl clorua (PVC) có độ dẻo cao và chịu được nhiệt độ từ khoảng 60 - 80 độ C.

Hai là màng bọc thực phẩm làm từ polyetylen (PE) có khả năng chống ăn mòn, chống axit, kiềm, không hòa tan chất hóa dẻo và có thể chịu được nhiệt độ từ 70 - 90 độ C.

Tuy nhiên, cả hai loại màng bọc thực phẩm thường thấy đều không chịu được nhiệt độ cao. Do đó, các bà nội trợ cần biết cách sử dụng đúng để bảo quản thực phẩm hiệu quả và không gây hại cho sức khoẻ.

Không tháo màng bọc khi hâm nóng thức ăn

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết: “Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, người dùng nên sử dụng các loại bao gói thực phẩm trong điều kiện dưới 70 độ C.

Những sai lầm sai lầm khi sử dụng màng bọc thực phẩm
Không tháo màng bọc khi hâm nóng thức ăn sẽ gây hại đến sức khoẻ con người

Nếu gói đồ ăn rồi cho vào lò vi sóng hoặc hâm nóng mức nhiệt có thể lên tới 160 độ C. Đáng nói, màng bọc thực phẩm có thể chứa những chất hóa học như Phthalates và DEHA... trong nhiệt độ cao, những chất hóa học này có thể tan chảy, hòa lẫn với thức ăn và tiềm ẩn nguy cơ ung thư.

Giữa thực phẩm và màng bọc thực phẩm không có khoảng cách

Khoảng cách lý tưởng giữa màng bọc và thực phẩm tối thiểu là 2,5cm. Khoảng cách này sẽ đảm bảo các hóa chất không xâm nhập vào thức ăn được.

Ngoài ra, các chị em nội trợ có thể cho thức ăn vào những hộp thuỷ tinh có thành cao rồi mới dùng màng bọc thực phẩm để có khoảng cách an toàn.

Bảo quản rau củ bằng màng bọc thực phẩm

Việc dùng màng bọc thực phẩm để bọc cà rốt, dưa chuột, đậu đũa sẽ khiến hàm lượng vitamin C trong những loại củ, quả này bị giảm.

Vì vậy, bạn không nên dùng màng bọc thực phẩm đối với các loại rau củ này. Hoặc nếu có dùng thì nên chế biến càng sớm càng tốt để bảo toàn vitamin.

Dùng màng bọc thực phẩm khi đồ ăn còn đang nóng, đồ nhiều dầu mỡ

Khi bạn dùng màng bọc thực phẩm khi đồ ăn còn đang nóng, đồ nhiều dầu mỡ sẽ có nhiều nguy hại cho sức khỏe. Khi làm như vậy, thành phần hóa học trong màng bọc sẽ bị tan chảy và hòa lẫn vào thức ăn, gây hại cho sức khỏe.

Dùng màng bọc thực phẩm chất lượng kém

Màng bọc thực phẩm chất lượng kém là những màn bọc có chứa chất phụ gia, ví dụ như một số màng bọc PVC cho chứa chất tạo dẻo như DEHP, chất hóa dẻo như Catdimi có thể gây ung thư. Khi dùng màng bọc thực phẩm, các bạn nên mua sản phẩm ở nơi có uy tín và có xuất xứ rõ ràng.

Cách sử dụng màng bọc thực phẩm an toàn nhất

Theo Cục ATTP, người tiêu dùng chỉ nên sử dụng màng bọc thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng (có tên, địa chỉ của nhà sản xuất), sản phẩm đã được cơ quan chức năng đăng ký, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm.

Những sai lầm sai lầm khi sử dụng màng bọc thực phẩm
Người tiêu dùng nên chọn mua màng bọc thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Thực phẩm cần bảo quản màng bọc thực phẩm phải được làm sạch, để khô, ráo trước khi sử dụng màng bọc trực tiếp bao phủ sản phẩm.

Màng bọc thực phẩm cần được bảo quản tại nơi khô ráo, trong nhiệt độ thường. Không dùng màng bọc đã bị mốc, có hiện tượng co rúm hoặc để lâu.

Màng PE có màu trắng, trong suốt, ít dính tay, dai và dễ bóc tách. Loại màng bọc này dễ cháy. Màng PVC có màu trắng hoặc vàng ngà, trong suốt, dễ dính tay và khó bóc tách. Loại màng bọc này khó cháy. Nên lựa chọn màng bọc PE cho thức ăn đã chế biến, PVC cho đồ ăn sống, chưa qua chế biến.

Nguy cơ ngộ độc từ rau quả trái vụ Nguy cơ ngộ độc từ rau quả trái vụ

Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, khả năng nhân giống trong tầm tay, các nhà sản xuất đã cho ra các loại ...

Bảo quản thực phẩm khô an toàn, đúng cách Bảo quản thực phẩm khô an toàn, đúng cách

Việc lưu trữ những loại thực phẩm như đường, muối, bột canh, bột mì, gạo hay thậm chí là các loại hạt, tôm khô, mực ...

Nhóm thực phẩm nguy cơ gây ung thư cao Nhóm thực phẩm nguy cơ gây ung thư cao

Bệnh ung thư được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó, số đông xuất phát từ vấn đề thực phẩm. Rất ...

Tuệ Uyên (tổng hợp)
Phiên bản di động