Những phong tục ngày Tết của người Việt

Trong dân gian truyền thống, phong tục ngày Tết Nguyên đán rất phong phú và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: thờ cúng gia tiên và các vị thần, treo tranh tết, câu đối tết, xin chữ đầu năm, chúc tết, mừng tuổi...
Chụp ảnh ngày Tết - nét đẹp được lưu giữ Chủ tịch nước chúc Tết toàn dân sức khỏe, bình an, thành công và hạnh phúc! Những điều cần kiêng kỵ vào năm mới để tránh xui xẻo cả năm

Tết Nguyên đán là tết lớn nhất và thiêng liêng liêng nhất trong năm của người Việt, còn được gọi là “Tết cả”, “Tết ta” hay “Tết âm lịch” để phân biệt với tết dương lịch của phương Tây. Tết Nguyên đán là tết đầu tiên mở đầu của một năm, đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là lúc khép lại những việc đã trải qua trong năm cũ và chờ đón những điều tốt đẹp trong năm mới.

Trong dân gian truyền thống, phong tục ngày tết Nguyên đán rất phong phú và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: thờ cúng gia tiên và các vị thần, treo tranh tết, câu đối tết, đốt pháo tết, gói bánh chưng, xin chữ đầu năm, chúc tết, mừng tuổi, thú chơi hoa tết...

Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, khoảng mươi ngày trước Tết, các gia đình thường sửa sang, trang hoàng nhà cửa, ban thờ… Cả người lớn, trẻ em đều tất bật hoàn thành những công việc cuối cùng trước khi bước sang năm mới với hy vọng đón một cái Tết đủ đầy, sung túc. Những phong tục tốt đẹp đó vẫn còn được dân ta lưu truyền và gìn giữ, góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc.

Những phong tục ngày Tết của người Việt
Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp nét đẹp không thể thiếu của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về

Thờ cúng tổ tiên và các vị thần: Đâylà nét đẹp không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.

Vào ngày 23 tháng Chạp, sau lễ bao sái bàn thờ, mọi nhà làm lễ cúng Táo quân chầu trời. Các gia đình sắm sửa mâm ngũ quả, các loại mứt tết, bánh kẹo để dâng lên bàn thờ gia tiên. Chiều 30 tết có lễ cúng tất niên - cúng trình với tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 là lễ trừ tịch để tiễn vị thần Hành khiển năm cũ, đón vị thần Hành khiển năm mới. Sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 và ngày mồng 2, mọi nhà chuẩn bị cho lễ chiêu điện (cúng sáng) và tịch điện (cúng chiều). Ngày mồng 3, các gia đình thường làm lễ cúng tạ hóa vàng. Phong tục thờ cúng vào ngày Tết Nguyên đán thể hiện truyền thống biết ơn tổ tiên của người Việt.

Những phong tục ngày Tết của người Việt

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có năm loại quả khác nhau tượng trưng cho Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu và ước mong cuộc sống luôn đầy đủ, sung túc, bình an. Mâm ngũ quả Tết miền Bắc thường gồm các loại trái cây: chuối, dưa hấu (màu xanh); bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); đào hoặc lê (màu trắng); mận hoặc nho (màu đen)..., trong đó nải chuối được đặt ở dưới cùng, trên nải chuối để quả bưởi ở giữa và xung quanh xếp xen kẽ các loại trái cây khác.

Cúng tất niên: Chiều 30 Tết, các gia đình chuẩn bị mâm cơm đầy đặn, thơm ngon, bày biện trang nghiêm cùng hương hoa, vàng mã, bánh chưng… để làm lễ cúng tất niên. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình thắp hương mời hương linh ông bà, tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu. Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên; người thân đã khuất với mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng, mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.

Lễ trừ tịch: Nửa đêm 30 Tết tiến hành lễ cúng giao thừa hay lễ trừ tịch được coi là lễ quan trọng nhất, có ý nghĩa “tống cựu nghinh tân” để tiễn đưa vị đương niên đại vương Hành khiển của năm cũ và đón rước vị tân đại vương Hành khiển của năm mới. Bắt đầu từ lúc 11h đêm 30 tết (bước sang giờ tý của năm mới) một mâm lễ vật bao gồm gà luộc, xôi, bánh trưng, trầu rượu, vàng hương… được bày ra ngoài trời để cúng các quan hành khiển cai quản cùng các vị thiên binh, thiên tướng. Sau khi cúng giao thừa xong người ta cúng tới thần thổ công là vị thần cai quản đất đai, điền thổ của gia đình. Hoàn thành tất cả các nghi lễ này thì lúc đó tết mới thực sự đã đến với gia đình.

Lễ cúng cơm đầu năm: Buổi sáng mùng 1 nhiều gia đình thường ngủ muộn vì hôm trước thức đêm để đón giao thừa. Khi thức dậy người ta thường làm cơm cúng thần linh, tổ tiên ngày đầu năm. Vì quan niệm ba ngày tết linh hồn của ông bà, tổ tiên cư ngụ trên bàn thờ cùng con cháu ăn tết nên người ta thường làm cơm cúng vào mỗi buổi sáng từ mùng 1 tết cho tới ngày hóa vàng. Có nhiều gia đình cẩn thận hơn làm cơm cúng mỗi ngày 2 bữa sớm chiều với hy vọng linh hồn các cụ được cấp dưỡng đầy đủ, không bị thiếu thốn.

Chúc Tết và mừng tuổi đầu năm:

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè, thầy giáo dịp Tết. “Mùng Một tết cha, mùng Hai tết mẹ, mùng Ba tết thầy” là câu thành ngữ khái quát cho tục chúc Xuân.

Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên.

Khi chúc Tết người lớn thường mừng tuổi con cháu bằng những đồng tiền mới đựng trong bao lì xì đỏ. Tục lì xì này có từ rất lâu, người xưa tin rằng ánh sáng và tiếng leng keng của đồng tiền mới sẽ xua đuổi tà ma, bảo vệ con trẻ lớn lên khỏe mạnh. Lì xì đầu năm là phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt và nhiều nước trong khu vực, với mong muốn những điều tốt đẹp nhất và lấy may từ những ngày đầu năm mới.

Lễ hóa vàng: Diễn ra vào ngày mùng 3 tết, hóa vàng tức là đốt những đồ vàng mã thờ trên bàn thờ tổ tiên mấy ngày tết để tiễn linh hồn tổ tiên về trời.

Bảo Phương
Phiên bản di động