Những kỳ thi tuyển sinh riêng đáng chú ý của các trường đại học năm 2025
Hà Nội yêu cầu tổ chức hiệu quả các kỳ thi, tuyển sinh năm 2025 |
Kỳ thi Đánh giá tư duy - TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội đã mở cổng cho thí sinh đăng ký tham dự Đánh giá tư duy - TSA năm 2025. Đây là đơn vị có thông báo sớm, khởi động cho mùa tuyển sinh năm 2025 với các kỳ thi riêng.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức Đánh giá tư duy trong 3 đợt thi tại 30 điểm thi, đáp ứng cho khoảng 75.000 lượt dự thi.
Bài thi TSA năm 2025 gồm ba phần độc lập: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề. Hình thức thi trên máy tính tiếp tục được duy trì, với kết quả có giá trị trong 2 năm.
Kỳ thi Đánh giá tư duy - TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội |
Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, kỳ thi thu hút sự quan tâm của thí sinh khi ngay ngày đầu mở cổng đăng ký thi Đánh giá tư duy 2025, đã có hơn 13.000 thí sinh ghi danh.
Dự kiến, đợt đầu tiên trong 6 đợt thi sẽ có khoảng 16 nghìn thí sinh đăng ký, tăng gấp 5 lần so với năm ngoái.
Kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội được khoảng 40 trường đại học sử dụng để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học, thuộc các khối trường kỹ thuật, y dược, sư phạm, tài chính…
Kỳ thi Đánh giá năng lực - HSA của Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm 2025, Kỳ thi sẽ được tổ chức 6 đợt trong các tháng 3, 4, 5/2025. Dự kiến sẽ có quy mô khoảng 85.000 lượt thí sinh tham dự.
Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2025, kỳ thi Đánh giá năng lực sẽ thực hiện mục tiêu đánh giá năng lực học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới; định hướng nghề nghiệp cho người học dựa trên nền tảng năng lực cá nhân; kiểm tra kiến thức tự nhiên xã hội, tư duy của người học, kỹ năng, thái độ của người học.
Bài thi HSA gồm ba phần, trong đó hai phần bắt buộc là Toán học - Xử lý số liệu và Văn học - Ngôn ngữ và phần tự chọn. Điểm mới là câu hỏi được thiết kế theo dạng câu hỏi chùm, khai thác nguồn dữ kiện phong phú, đánh giá tư duy học sinh theo từng lĩnh vực và xuyên lĩnh vực.
Kỳ thi Đánh giá năng lực - HSA của Đại học Quốc gia Hà Nội |
Kỳ thi Đánh giá năng lực - SPT của Trường đại học Sư phạm Hà Nội
Tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội, thí sinh có thể đăng ký thi các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và sử dụng kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy theo yêu cầu của mỗi trường đại học.
Trường đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, nội dung các bài thi tương ứng với nội dung các môn học, môn thi cấp THPT; phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và định hướng dạy học, kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ năm 2026, dự kiến kỳ thi mở rộng thêm các môn như Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học và Công nghệ.
Đề thi kết hợp các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với tỷ lệ điểm phù hợp theo cấu trúc từng bài thi; đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Thí sinh làm bài trực tiếp tại phòng thi, trả lời các câu hỏi bằng cách tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm và viết trên tờ giấy thi.
Khoảng 22 trường sử dụng kết quả của kỳ thi này để tuyển sinh đầu vào Thí sinh có thể tham dự kỳ thi SPT tại các điểm: Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Trường đại học Vinh, Trường đại học Quy Nhơn và Trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Thời gian đăng ký dự thi từ 15/3 đến 15/4.
Kỳ thi Đánh giá của Bộ Công an
Bài thi đánh giá năm 2025 của Bộ Công an dự kiến gồm ba phần: Tự luận bắt buộc, trắc nghiệm bắt buộc, trắc nghiệm tự chọn. Phần tự chọn có các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Địa lý.
Phần tự luận bắt buộc gồm một câu nghị luận xã hội; Phần trắc nghiệm bắt buộc gồm 35 câu Toán 35 câu, 10 câu Lịch sử, 20 câu Ngoại ngữ.
Phần trắc nghiệm tự chọn có 15 câu. Thí sinh chọn một trong các môn Vật lý (CA1), Hóa học (CA2), Sinh học (CA3), Địa lý (CA4).
Kỳ thi Đánh giá năng lực của Bộ Quốc phòng
Từ năm 2025, Bộ Quốc phòng dự kiến tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào các trường quân đội.
Theo đó, thí sinh sẽ làm bài thi trên máy tính với các bài thi gồm: kiến thức các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bài tổng hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Thí sinh muốn dự kỳ thi này vẫn phải qua vòng sơ tuyển.