Nhiều sai phạm về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng tại Bộ KH&CN

Thanh tra Chính phủ yêu cầu Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN xử lý nộp ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 15 tỷ đồng sai phạm qua thanh tra, kiểm toán giai đoạn 2013-2017 về quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cho dự án đầu tư và thực hiện pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Bài 23 - Quảng Nam: Sau kết luận thanh tra, 1000 người dân có nguy cơ phải tranh chấp tại tòa án Thanh tra Bộ Nội vụ chỉ ra nhiều sai phạm về công tác cán bộ ở Tuyên Quang Thanh tra tỉnh Lào Cai kiến nghị thu hồi hàng tỷ đồng từ các vi phạm

Sai phạm về sử dụng kinh phí cho dự án đầu tư

Mới đây, Thanh tra Chính phủ vừa ra thông báo số 1010/TB-TTCP ngày 21/6/2019 kết luận thanh tra số 2086/KL-TTCP về công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ho dự án đầu tư; thực hiện pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Cụ thể, Thanh tra Chính phủ vừa tổ chức thanh tra công tác quản lý kinh phí cho dự án đầu tư, thực hiện pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng giải đoạn 2013-2017 tại Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có nhiều thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm.

nhieu sai pham ve tieu chuan do luong chat luong tai bo khcn
Nhiều sai phạm về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng tại Bộ KH&CN.

Về công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí cho dự án đầu tư, Bộ KH&CN phê duyệt một số dự án khi chủ đầu tư trình duyệt còn sai sót; phê duyệt mua ô tô chưa đúng với quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước (Dự án Sâm Ngọc Linh).

Bộ KH&CN phê duyệt chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án cho một số chủ đầu tư không có chức năng chuyên môn và không đủ cán bộ có năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng (là Viện NLNT tại Đà Nẵng, Sâm Ngọc Linh) theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Bộ KH&CN phê duyệt đấu thầu có gói thầu nội dung thực hiện không có trong danh mục dự án đầu tư (cụ thể là gói thầu số 35: Vật tư, dụng cụ phục vụ hoạt động lâm sinh” – Dự án Sâm Ngọc Linh do dự án thiếu hoạt động lâm sinh) không đảm bảo quy định tại Khoản 1 điều 34 Luật Đấu thầu.

Ngoài ra, Bộ KH&CN còn phê duyệt bổ sung chi phí quản lý dự án Sâm Ngọc Linh theo dự toán của chủ đầu tư lập căn cứ vào thực tế chi, trong khi dự án được duyệt căn cứ tỷ lệ quy định tại số 957 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 29/9/2009 về việc công bố Định mực chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra nguyên nhân của những thiếu sót trên là do Thanh tra Bộ KH&CN chưa có chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cho các dự án đầu tư nên còn nhiều sai sót khi thực hiện dự án chưa được phát hiện kịp thời.

Sai phạm về công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm cụ thể, có thành viên các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia chưa được đào tạo nghiệp vụ về tiêu chuẩn hóa. Một số nhóm sản phẩm hàng hóa (SPHH) nhóm 2 thuộc các bộ, ngành chưa xây dựng và ban hành quy chuẩn Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động thương binh và Xã hội), việc đánh gia hợp chuẩn, hợp quy được áp dụng theo các văn bản có nội dung thay thế quy chuẩn Việt Nam (do các bộ, ngành ban hành) là không đúng quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Có 3/3 địa phương được kiểm tra (gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) việc thống kê, theo dõi, kiểm soát các thiết bị, phương tiện đo phải kiểm định, hiệu chuẩn trên địa bàn chưa được thường xuyên. Năng lực thực hiện kiểm định hiệu chuẩn phương tiện đo đối với phương tiện nhóm 2 phục vụ công tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa đối với những lô hàng không phù hợp quy chuẩn, chưa có văn bản báo các cơ quan quản lý cấp trên để xử lý theo quy định tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP Hồ Chí Minh.

Kết quả chứng nhận hợp quy không thống nhất giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH), Chi cục TCĐLCL xây dựng hướng dẫn quy trình thử nghiệm cụ thể cho từng lĩnh vực, nhóm sản phẩm đối với hoạt động thử nghiệm còn chưa chi tiết, chưa đầy đủ các phép thử theo yêu cầu của bộ Tiêu chuẩn Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh.

Thời gian thực hiện thẩm định hồ sơ xin đăng ký hoạt động chứng nhận còn kéo dài so với quy định. Việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng ký hoạt động của các tổ chức dựa trên hồ sơ đơn vị nộp không kiểm tra thực tế.

Các bộ ngành, địa phương có thẩm quyền chỉ hoạt động chứng nhận sự phù hợp cho các tổ chức ĐGSPH, nên việc thẩm định, đánh giá hồ sơ năng lực của các tổ chức đăng ký không đồng nhất, khó kiểm soát được chất lượng các quy trình thử nghiệm, đánh giá, chứng nhận, giám định.

Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của các đơn vị đăng ký chứng nhận sự phù hợp, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo còn hạn chế, chưa thường xuyên để một số đơn vị thực hiện chứng nhận ngoài phạm vi được cấp đăng ký hoạt động…

Chưa có quy định về điều kiện hoạt động đào tạo, nội dung giáo trình đào tạo cấp chứng chỉ ISO và quy định của thể về điều kiện hoạt động của tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ kiểm định viên, giám định viên thuộc các tổ chức giám định, kiểm định.

Còn đề tình trạng một người vừa được cấp thẻ chuyên gia đánh giá vừa được cấp thẻ chuyên gia tư vấn.

Công tác quản lý chất lượng SPHH còn giao cho nhiều ngành, lĩnh vực quản lý, có những sản phẩm chịu sự quản lý của nhiều bộ, ngành phải áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra chuyên ngành dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra.

Công tác quản lý hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm hàng hóa cong lỏng léo, giai đoạn 2013-2017 chỉ tiến hành kiếm tra, thanh tra 1 tổ chức được cấp giấy xác nhận hoạt động xét tặng giải thưởng, việc thông báo danh sách các đơn vị được cấp Giấy xác nhận (hoặc bị hủy bỏ hiệu lực của Giấy xác nhận) từ tháng 12/2017 chưa đảm bảo quy định, việc báo cáo định kỳ về tình hình cấp giấy xác nhận và hoạt động xét tặng của các tổ chức xét thưởng chưa tuân thủ đúng quy định.

Thực trạng về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng qua thanh tra, kiểm tra còn nhiều phức tạp, sai phạm về công bố, chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy, về đo lường đới với phương tiện đo nhóm 2, về chiếu xạ hạt nhân, về hàng đóng gói sẵn, về nhãn hàng hóa,…).

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra tổng số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm toán giai đoạn 2013-2017 yêu cầu Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý là 15.338,589 triệu đồng. Trong đó, nộp ngân sách nhà nước các khoản thuế do xác định tăng thêm với số tiền 6.671,643 triệu đồng; thu hồi nộp ngân sách nhà nước khoản chi không đúng quy định số tiền 163,8 triệu đồng, giảm quyết toán chuyển năm sau do chưa đủ thủ tục quyết toán số tiền 8.5303,146 triệu đồng.

Đức Mậu
Phiên bản di động