Nhiễm COVID-19, Tổng thống Pháp đổ lỗi cho "vận xui"
WHO điều tra ổ dịch 65 ca lây nhiễm COVID-19 trong nội bộ Chuyên gia Hàn Quốc bay từ TP HCM nhiễm Covid-19, 38 người được cách ly New York Times: Ông Trump đã phải thở oxy trước khi đến Walter Reed |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh Reuters. |
Trong một đoạn video mới được công bố, ông Macron cho rằng việc ông bị nhiễm COVID-19 do “một phút sơ suất” và “không may”, kêu gọi người dân Pháp giữ an toàn trong thời điểm đại dịch diễn biến phức tạp.
Tổng thống Pháp cũng chia sẻ rằng trường hợp của ông “cho thấy virus thực sự có thể lây nhiễm bất kỳ ai”, bởi vì ông được bảo đảm sức khỏe một cách rất cẩn thận. “Dù có áp dụng nhiều biện pháp, tôi vẫn mắc phải loại virus này”.
Người đứng đầu nước Pháp cho biết ông có các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và ho khan. Ông cũng hứa sẽ cập nhật đầy đủ về tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời nói thêm rằng “sẽ không có lý do gì để virus tiến triển theo chiều hướng xấu”.
Văn phòng Tổng thống Pháp ngày 19/12 trích lời bác sĩ chính của Tổng thống Jean-Christophe Perrochon, cho biết rằng tình trạng sức khỏe của ông đã “ổn định hơn so với ngày hôm trước”.
Bộ trưởng Y tế Pháp cho rằng ông Macron có thể đã bị nhiễm bệnh tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels vào tuần trước, ông Macron kể từ đó cũng đã tổ chức một loạt các cuộc họp ở Paris.
Bất chấp việc bị nhiễm bệnh, ông Macron có kế hoạch tiếp tục công việc của mình như bình thường. “Tôi đang làm việc với tốc độ chậm hơn một chút vì nhiễm virus, nhưng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào các vấn đề ưu tiên cao, chẳng hạn như việc xử lý dịch bệnh, hoặc hồ sơ Brexit”.
Sau khi ông Macron tuyên bố nhiễm bệnh, một loạt các chính trị gia từng tiếp xúc với ông trong thời gian gần đây cho biết họ đang tự cách ly, bao gồm Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo.
Pháp hiện vẫn là một trong những tâm dịch lớn nhất tại châu Âu với hơn 2,5 triệu ca nhiễm và 60.000 ca tử vong liên quan đến COVID-19, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.