Người nông dân Tây Nguyên điêu đứng vì trồng phải giống chanh dây “dỏm”

Nhiều nông dân tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum bị thiệt hại nặng nề do trồng phải giống chanh dây (chanh leo) "dổm" cho ra rất ít quả mà chỉ có lá. Thậm chí, quả chanh còn có màu khác với chanh bình thường. Bao công sức, tiền của đầu tư gần như bị mất trắng, đẩy người nông dân vào cảnh nợ nần chồng chất.
Gia Lai: Giữa mùa dịch liên tục phát hiện các ổ đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa Nghe em bị đánh, anh trai đi “trả thù” khiến một thanh niên tử vong Kon Tum: Bắt giữ đối tượng dùng xe taxi vận chuyển ma túy
nguoi nong dan tay nguyen dieu dung vi trong phai giong chanh day dom
Chị Nhung gần như mất trắng cả 2 vườn chanh dây vì mua phải giống "dỏm"

Nhiều hộ dân ở tỉnh Kon Tum, Gia Lai liên tục phản ánh về tình trạng mua phải giống chanh dây kém chất lượng, khiến họ thua lỗ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, vì hầu hết người dân vay vốn để đầu tư. Anh Nguyễn Xuân Đại (tổ dân phố 7, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, Kon Tum) phải chặt bớt dây chanh vì toàn lá mà không có quả.

Anh Đại cho biết: Tôi mua 1.500 cây giống (33.000/cây) của một công ty ở Gia Lai và trồng trên diện tích 2ha. Trong gần 4 tháng đã đầu tư vào vườn chanh gần 500 triệu đồng, đến mùa thu hoạch chỉ được 1/3 số tiền bỏ ra. Lúc mới trồng được một thời gian, cây có biểu hiện bệnh phấn trắng. Sợ cây bị bệnh lây cho những cây khác nên tôi đã phải nhổ bỏ đi hơn 100 gốc, nhưng tình hình vẫn không thay đổi.

"Thấy những cây còn lại phát triển bình thường nên cũng ráng để lại đầu tư. Tuy nhiên, do giống không đạt chuẩn nên bị nhiễm bệnh nhiều nên quả không đạt. Vì mua giống chanh dây trôi nổi trên thị trường, nên giờ không có cơ sở yêu cầu bồi thường”, anh Đại chua xót nói.

Men theo những rẫy cây công nghiệp xanh ngút ngàn, chị Võ Thị Nhung (thôn Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, Kon Tum) dẫn chúng tôi đi xem vườn chanh dây khoảng 1.000 gốc (1 héc-ta), trồng từ tháng 7/2019. Trong khi các vườn chanh dây khác đã cho thu hoạch thì vườn chanh của gia đình chị Nhung toàn là lá.

Chị Nhung cho hay: Trước khi trồng, tôi có đến hỏi kinh nghiệm chọn giống của một hộ trồng chanh dây lâu năm trên địa bàn huyện và được cho số điện thoại của nhân viên bán giống. Nhân viên đó giới thiệu, giống mắt ghép bên Đài Loan nhập về, gốc Việt Nam. Thấy thế, tôi tin tưởng và đặt 18 thùng giống về trồng.

Mới về ươm, giống đã có hiện tượng cây chết, tôi có gọi điện cho nhân viên bán giống, thì được đưa mấy chai thuốc để phun. Sau đó, thấy cây có hiện tượng xoắn ngọn, tôi lại gọi cho nhân viên bán giống thì biệt vô âm tín.

Hiện, vườn chanh của chị Nhung có quả nhưng chỉ lèo tèo, quả nhỏ không đạt yêu cầu, có cây toàn lá không có quả. Ngoài vườn chanh leo 1ha tại thôn Kon Gung, gia đình chị Nhung cũng vừa phải nhổ bỏ 8 sào (800 gốc) chanh leo khác. Ước tính chi phí đầu tư cho 2 vườn chanh không dưới 300 triệu đồng.

nguoi nong dan tay nguyen dieu dung vi trong phai giong chanh day dom
Anh Lê Văn Hùng mua giống chanh tím được giống chanh vàng

Không chỉ trên địa bàn Kon Tum, ngay trên vùng đất trước đó đã từng xảy ra việc trồng chanh dây “thu lá” ở xã Hla (huyện Chư Pưh, Gia Lai) cũng tái diễn lại tình trạng trên.

Gia đình ông Lê Văn Hùng (thôn Dư Keo, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, Gia Lai) chua xót sau khi quan sát vườn chanh dây của mình và người em họ cùng đầu tư. Không những quả ít, nhỏ mà quả khi chín có màu vàng chứ không phải màu tím như công ty phân phối giống cam kết.

Anh Hùng cho biết: Ban đầu, chanh dây phát triển rất tốt, không có dấu hiệu dịch bệnh. Tuy nhiên, đến giai đoạn thu hoạch lại cho ra quả vàng, không phải là quả tím. Nhân viên giới thiệu là giống chanh bông thái, cây thực sinh, quả chín tím.

"Khi trồng cây phát triển bình thường, tuy nhiên khi quả chín lại màu vàng, không phải màu tím như cam kết. Quả màu tím giá cao, dễ bán, còn màu vàng không tìm được đầu ra. Nếu bán được thì giá rất thấp. Khi phát hiện sự việc, tôi có điện thoại báo cho nhân viên công ty bán giống cây, nhưng không thấy ai vào kiểm tra vườn”, anh Hùng chua xót nói.

nguoi nong dan tay nguyen dieu dung vi trong phai giong chanh day dom
Anh Đại đầu tư rất nhiều cho vườn chanh dây nhưng bị sâu bệnh

Được biết, tổng diện tích trồng chanh dây tại Gia Lai là 2.390 ha. Hiện, Gia Lai có 7 đơn vị tham gia nhập khẩu giống chanh dây và 2 đơn vị kinh doanh, sản xuất giống.

Trước những phản ánh của người dân, mới đây, Sở NN&PTNT Gia Lai đã có văn bản, về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh cây giống chanh dây trên địa bàn. Theo đó, Sở NN&PTNT Gia Lai đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cho tiến hành thanh kiểm tra.

Trước đó, vào năm 2016 Công ty TNHH Tuấn Đại An (địa chỉ số 38 Lý Nam Đế, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) xuống gặp người nông dân xã Ia Blứ để giới thiệu về giống chanh dây mới. Theo lời quảng cáo của công ty này, thì giống chanh dây được ươm từ hạt, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao. Tuy nhiên, sau hơn 8 tháng trồng, cây chanh dây không có quả mà toàn lá.

Hải Phạm
Phiên bản di động