Nghệ An: Công an vào cuộc vụ hàng loạt giáo viên bị "khủng bố" đòi nợ
Nghệ An: Tạm giữ hình sự 3 đối tượng cung cấp ma túy cho các quán bar, karaoke...Nghệ An: Rủ nhau buôn ma túy, hai chú cháu cùng lĩnh án tử hìnhNghệ An: Hám lợi 2 triệu đồng nhận 20 năm tù |
Theo đó, vào chiều 25/5, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị đã ban hành văn bản yêu cầu các phòng giáo dục, đơn vị trực thuộc báo cáo danh sách cán bộ, giáo viên bị “khủng bố” đòi nợ về Sở để tổng hợp, chuyển cơ quan công an điều tra, xử lý.
Một giáo viên ở Nghệ An bị nhóm đòi nợ bôi nhọ danh dự rồi dán lên cột điện, chụp ảnh đăng trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình) |
Sở yêu cầu các cán bộ, giáo viên, nhân viên không vay mượn tiền của các nhóm cho vay qua các trang mạng xã hội, các số điện thoại, tờ rơi, hoặc các app vay tiền không rõ nguồn gốc hay qua các đối tượng trung gian.
Trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên đã vay mượn tiền của các tổ chức, cá nhân (qua mạng hay các tổ chức các tín dụng khác) đã trả nợ hoặc chưa trả đủ, bị các đe dọa, khủng bố, cần báo cáo với lãnh đạo đơn vị để tìm giải pháp xử lý.
Trường hợp bị các nhóm người cho vay dùng ảnh cá nhân để ghép, đưa chứng minh thư, căn cước công dân, bôi nhọ, vu khống lên mạng xã hội, lên hộp thư điện tử, đe dọa, yêu cầu thanh toán các khoản nợ vô lý hoặc mạo danh cơ quan công an lừa đảo ép buộc chuyển tiền... kịp thời thông báo cho bạn bè, người thân, đồng thời báo cáo lãnh đạo đơn vị để trình báo với cơ quan công an biết và có hướng xử lý.
Trước đó, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhiều lãnh đạo phòng giáo dục, trường học, giáo viên phản ánh đã và đang bị những người lạ mặt gọi điện đe dọa, khủng bố tinh thần, gây sức ép để đồng nghiệp hoặc người thân của đồng nghiệp vay tiền của một công ty tài chính phải trả nợ.
Một hiệu trưởng ở Nghệ An bị nhóm đòi nợ ghép ảnh để xúc phạm danh dự dù bà không hề vay tiền (Ảnh chụp màn hình) |
Hình thức hoạt động của nhóm đối tượng này là thông qua các app, tin nhắn các ứng dụng online, mạng xã hội, tờ rơi... với lời quảng cáo thủ tục đơn giản, nhanh gọn để lôi kéo người tham gia, trong đó có một số cán bộ, giáo viên trong ngành. Khi đã vay tiền theo hình thức này,người vay phải chấp nhận lãi suất cao và hình thức tính lãi phức tạp.
Để đòi nợ, các nhóm này thường gây sức ép với những người thân, đồng nghiệp có liên quan, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và uy tín của nhiều người. Trong đó, nhiều người không vay mượn bất kể khoản tiền nào nhưng vẫn bị gọi điện, nhắn tin khủng bố, đe dọa.
Hơn thế, nhóm này còn sử dụng hình ảnh cá nhân phát tán lên mạng xã hội, gửi email, gọi điện cho các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý, các cá nhân liên quan để tố cáo và gây sức ép đòi nợ.
Hiện sự việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.