"Mơ xa, nghĩ lớn" từ câu chuyện của Na Tra 2
Thêm kỳ vọng về ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Bài 1: Lễ hội là "kho báu" của Hà Nội Công nghiệp văn hoá ở Hoàng Mai: Tiềm năng và thách thức |
Bộ phim có doanh thu tỷ đô
Vượt qua nhiều bom tấn Hollywood như: Star Wars: The Force Awakens, Avengers: Endgame..., Na Tra 2 (Na Tra: Ma đồng náo hải) đang giữ kỷ lục phim có doanh thu tỷ đô tại Trung Quốc. Tại phòng vé quốc tế, tác phẩm này cũng có khởi đầu ấn tượng khi công chiếu ở Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Tính đến 27/2/2025, bộ phim này có doanh thu khoảng 13,7 tỷ NDT (tương đương 1,88 tỷ USD), theo thống kê của nền tảng Maoyan.
Để có được thành công này, hơn 130 công ty sản xuất phim hoạt hình của Trung Quốc với khoảng 4.000 nhân sự hợp lực tạo nên bộ phim.
Sự trình làng của Na Tra 1 lần đầu vào 2019 cho thấy tiềm năng của ngành công nghiệp hoạt hình. Giờ đây, Na Tra 2 càng thêm khẳng định vị thế cạnh tranh và sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành này tại Trung Quốc.
Công nghiệp hoạt hình được coi là một trong 10 lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa của Trung Quốc. Để phát triển ngành này, ở quốc gia này có khoảng 518 công ty sản xuất phim hoạt hình, tập trung chủ yếu tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Chiết Giang, Quảng Đông... Khoảng 120 hãng trong số đó có khả năng sản xuất phim hoạt hình chất lượng cao. Tổng giá trị sản lượng của ngành hiện vượt quá 220 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 31,8 tỷ USD).
![]() |
Mơ về "Disney Việt Nam"
Hoạt hình Việt Nam đã trải qua 65 năm hình thành và phát triển (1959 - 2024). Chặng đường đó chứng kiến sự ra đời của nhiều hãng phim hoạt hình tài năng, những sản phẩm hoạt hình chất lượng không chỉ chinh phục thị trường trong nước mà còn vươn mình ra thế giới. Từ khi ra đời bộ phim hoạt hình đầu tiên Đáng đời thằng cáo, đến nay có khoảng 700 - 800 bộ phim hoạt hình, quy mô sản xuất 25-30 phim/năm.
Gần đây, một số phim hoạt hình Việt Nam đã đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu và gặt hái những thành tựu rực rỡ tại thị trường này.
Các studio trong nước không chỉ tham gia sản xuất gia công cho các hãng phim quốc tế mà còn tự tạo ra những thương hiệu hoạt hình riêng như Wolfoo, Trạng Quỳnh thời nhí nhố… Trong đó, Wolfoo đã từng thu hút sự yêu thích và quan tâm của hàng trăm triệu trẻ em thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam.
Wolfoo từng được mệnh danh là chú sói “tỷ view” với phiên bản gốc tiếng Anh cùng hơn 4.000 tập phát sóng trên YouTube, bình quân 4 tỷ view/tháng, 3 nút kim cương trên YouTube, được dịch ra khoảng 20 ngôn ngữ. Wolfoo dần trở thành người bạn, cùng chơi cùng học và đồng hành với các em nhỏ mỗi ngày.
Trong năm 2023, “Wolfoo và Hòn đảo kỳ bí” đã kéo khán giả Việt ra rạp, đánh dấu cột mốc phim hoạt hình “make in Việt Nam” lọt top 3 doanh thu phòng vé.
![]() |
Bộ phim hoạt hình Wolfoo được sản xuất tại Việt Nam từng chinh phục khán giả nhí trên toàn thế giới |
Ông Tạ Mạnh Hoàng, Nhà sáng lập - CEO của Sconnect, đơn vị sản xuất bộ phim này cho biết, Công ty khi đó quy mô chưa tới 10 người, thiếu tiềm lực tài chính hay chuyên môn, mọi thứ đều khó khăn, vừa làm vừa học. Trong khi đó, chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam đi trước để . đơn vị này có thể học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, với khát vọng vươn tầm thế giới, ê kíp đã nỗ lực để có được thành công ban đầu.
Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định 12 ngành gồm: Quảng cáo; Kiến trúc; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Điện ảnh; Xuất bản; Thời trang; Nghệ thuật biểu diễn; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Truyền hình và phát thanh; Du lịch văn hóa.
Hoạt hình thuộc lĩnh vực công nghiệp giải trí đầy tiềm năng. Từ câu chuyện của Na Tra 2 và bước tiến của hoạt hình Việt Nam, các nhà sáng tạo trong lĩnh vực này hoàn toàn có thể mơ "giấc mơ lớn" về những bộ phim Việt có doanh thu tỷ đô.