Lãnh đạo Trung ương và Hà Nội dâng hương kỷ niệm 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Sáng 6/2/2022 (tức ngày mồng 6 tháng Giêng, năm Nhâm Dần 2022), Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh (Hà Nội), các đồng chí Lãnh đạo Trung ương và Hà Nội dự Lễ dâng hương kỷ niệm 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Hà Nội: Học sinh lớp 1 đến 6 của 18 huyện, thị xã trở lại trường từ ngày 10/2 Vợ chồng “thủ lĩnh” Đoàn đồng lòng chống dịch Hà Nội ra quân trồng 100.000-120.000 cây xanh dịp Xuân Nhâm Dần 2022

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang phấn khởi kỉ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ, chính quyền huyện Mê Linh tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Buổi lễ Kỷ niệm 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng được tổ chức long trọng
Buổi lễ Kỷ niệm 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng được tổ chức long trọng

Đến dự buổi lễ, về phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Trịnh Đình Dũng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Lâm Phương Thanh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng; Phan Kim Oanh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cùng các đồng chí Lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ, ban, ngành Trung ương.

Đại biểu Trung ương và Hà Nội dâng hương 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Đại biểu Trung ương và Hà Nội dâng hương 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Về phía đại biểu thành phố Hà Nội có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Phùng Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội; Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Đỗ Đình Hồng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng các đồng chí lãnh đạo các Sở, ban, ngành thành phố và huyện Mê Linh...

Về phía tỉnh Vĩnh Phúc có đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc; Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo Sở, ban, ngành tỉnh Vĩnh Phúc.

Lãnh đạo Trung ương và Hà Nội dâng hương kỷ niệm 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dâng hương.

Tại buổi lễ, các đại biểu Trung ương và thành phố Hà Nội đã dâng hương, hoa và nghe chúc văn tại di tích đền Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng, những người con gái Lạc tướng đất Mê Linh và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43 sau công nguyên) đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, in đậm trong tâm tư, tình cảm của người dân Việt Nam như một huyền thoại.

Theo truyền thuyết, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị lớn lên trong tinh thần yêu nước, được dạy binh thư võ nghệ, rất can đảm, dũng lược. Thời kỳ đó, đất nước ta bị nhà Hán đô hộ với chính sách thống trị vô cùng tàn bạo. Nhân dân ta phải sống lầm than, khổ cực, sôi sục ý chí nổi dậy chống lại sự thống trị bạo tàn của nhà Hán. Năm 40, Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương và Nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân đã thu lại 65 huyện, thành - toàn thể lãnh thổ nước ta hồi đó, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà được toàn thể tướng sỹ và Nhân dân suy tôn lên làm vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô tại Mê Linh.

Đại biểu Trung ương và Hà Nội nghe chúc văn tại Đền Hai Bà Trưng
Đại biểu Trung ương và Hà Nội nghe chúc văn tại đền Hai Bà Trưng

Sau khi Hai Bà Trưng mất, để tưởng nhớ, biết ơn công đức của hai vị nữ anh hùng của dân tộc, Nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm, ngày mồng 6 tháng Giêng - ngày Hai Bà tế cờ khởi nghĩa, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức lễ tế để tỏ lòng tri ân, tôn kính với Hai Bà cùng lục bộ chư tướng của Hai Bà, cầu mong Hai Bà Trưng phù hộ độ trì cho quốc thái, dân an.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, của các tỉnh, thành trong cả nước, di tích đền Hai Bà Trưng đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo ngày một khang trang, thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, dâng hương, tham quan, học tập. Với những giá trị và ý nghĩa lớn lao đó, năm 2013, đền Hai Bà Trưng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt; Năm 2018 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chứng nhận Lễ hội đền Hai Bà Trưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Ngày 4/1/2022, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng.

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động