Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết

Trong những ngày cận Tết, hàng nghìn hộ dân, người trồng đào ở xã Xuân Du (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) đang tất bật làm những công đoạn, cắt lá, tỉa cành và chăm sóc cây để chuẩn bị phục vụ thị trường Tết.
Thanh Hoá: Nỗ lực, bứt phá hoàn thành tất cả các mục tiêu năm 2025Thanh Hoá: Hàng nghìn hộp thuốc giảm đau sương khớp giả tuồn ra thị trườngLàng hoa Đông Cương lớn nhất xứ Thanh hối hả vào Tết
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Những ngày cận kề Tết 2025, tại những vùng đồi trồng đào ở xã Xuân Du (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá), bà con nông dân đang hối hả tuốt lá, gấp rút với những công đoạn chăm sóc cuối, làm sao để có được những cây đào, cành đào ra hoa đẹp nhất chuẩn bị cung cấp ra thị trường phục vụ khách.
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Xuân Du là một xã miền núi của huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa), nằm ngay dưới chân dãy Ngàn Nưa hùng vĩ, có di tích đền Phủ Na nổi tiếng. Với địa hình, thổ nhưỡng phù hợp với giống đào phai năm cánh, từ khi “bén duyên” với vùng đất này, cây đào phai đã khiến cho vùng quê nông thôn mới Xuân Du, nơi “vựa đào” lớn nhất tỉnh ngày càng khởi sắc.
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Theo đó, từ khoảng năm 2010 đến nay, nghề trồng đào phát triển mạnh, hiện toàn xã có 280 ha. Với hơn 1.200 hộ gia đình trên tổng số 1.700 hộ trồng đào đã mang lại giá trị kinh tế rất cao. Theo thống kê mới nhất của UBND xã Xuân Du, năm 2024, thu nhập từ đào đạt gần 60 tỷ đồng.
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Là một trong những hộ trồng đào lớn nhất xã Xuân Du, gia đình bà Ngô Thị Miến (70 tuổi, thôn 6, xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá), từ năm 1999 nhận thầu hơn 2ha đất của lâm trường Như Thanh (cũ) để trồng mía. Hơn 10 năm đánh vật với cây mía nhưng thu nhập không đáng kể. Bà Miến nói, có những năm cả sào mía chỉ lời được dăm triệu đồng, không đủ tiền nuôi 5 người con ăn học. Chưa kể, có vụ mía gặp sâu bệnh hoặc rớt giá, coi như hòa vốn. Năm 2010, gia đình bà quyết định bỏ hẳn mía, chuyển hướng sang trồng đào phai. Dù trồng đào muộn hơn so với người dân địa phương nhưng đến thời điểm hiện tại, gia đình bà Miến (bao gồm cả gia đình 5 người con) sở hữu tổng cộng 5 ha diện tích trồng đào với khoảng 6.000 gốc đào cảnh
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Anh Hồ Nhữ Chiến (43 tuổi, con trai bà Miến) nói, so với trồng mía trước đây, trồng đào vất vả hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. “Nhiều người cứ nghĩ trồng đào như chơi hoa nhưng thực sự không phải như vậy. Ngoài thời gian, nhân công, phân bón, điều quan trọng hơn cả là kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được qua các mùa vụ. Trong đó, việc theo dõi thời tiết để quyết định tuốt lá vào thời điểm nào để hoa đào nở đúng vào dịp cận Tết Nguyên Đán là khâu then chốt”, anh Chiến chia sẻ
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Từ đầu tháng 11 âm lịch, thương lái đã đến đặt nhiều gốc đào đẹp để kinh doanh. Dù thị trường có nhiều loại đào như: đào kép, đào huyền…nhưng đào phai Xuân Du vẫn là một thương hiệu nổi tiếng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Năm nay, theo anh Chiến, do khu vực trồng đào ở các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi nên đào Xuân Du có cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị trường. Chưa kịp thống kê thu nhập nhưng anh Chiến sơ bộ cho biết, nghề trồng đào năm nay mang về cho gia đình khoảng trên 500 triệu đồng.
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Sau hơn 10 năm trồng đào theo hướng hàng hóa, cả bà Miên và anh Chiến đều thừa nhận, nếu không có nghề này, cuộc sống không thể thay đổi như bây giờ.
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
7 năm trước, đang là công nhận vận hành máy, anh Nguyễn Văn Hiếu (thôn 5, xã Xuân Du) bỏ nghề về quê làm nghề buôn đào. Đi buôn một thời gian, nhận thấy nghề trồng đào ở quê đang phát triển, anh quyết định chuyển sang trồng đào. Anh Hiếu ví von đó là cách vừa sản xuất vừa kinh doanh để thu nhập từ đầu vào đến đầu ra.
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Hơn 2ha đất lúa được anh thuê lại của người dân địa phương để khởi nghiệp bằng nghề trồng đào. Khác với đa số các hộ gia đình ở Xuân Du thường trồng đào phai, anh Hiếu tìm hướng đi khác, đó là trồng đào ghép. “Nhiều năm đi buôn đào, tôi nhận thấy đào ghép mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với trồng đào phai tự nhiên. Vì thế, dù đầu tư lớn hơn, rủi ro cao hơn nhưng tôi vẫn quyết định trồng đào ghép”, anh Hiếu kể
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Khác với đào phai phải trồng 3 năm trở lên mới cho thu hoạch, đào ghép năm nào cũng cho thu nhập. Ghép đào bông kép với nhiều thế độc đáo, thời gian chơi Tết lâu hơn nên được nhiều khách hàng ưa chuộng. Chỉ tay vào 3 gốc đào cổ thụ đã bật gốc, khô héo nằm ngổn ngang trong vườn, anh Hiếu nói đó chính là “học phí” phải trả khi khởi nghiệp nghề trồng đào ghép vì thiếu kiến thức, kinh nghiệm.
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Không nản chí, Hiếu đi học khắp nơi, từ những vùng trồng đào nổi tiếng trong tỉnh như: Quảng Chính (Quảng Xương), Hợp Lý (Triệu Sơn) đến những “vựa đào” nổi tiếng tại Sơn La, Điện Biên, Hà Nội. Ngoài kỹ thuật, theo Hiếu, việc nắm bắt nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng cũng rất quan trọng để thành công. Năm nay, 600 gốc đào của gia đình anh Hiếu đã được thương lái đặt cọc hết từ đầu tháng 11 âm lịch. “Năm nay đào được giá. Có những gốc đào cho thu nhập trên 10 triệu. Loại trung bình cũng 2 đến 3 triệu đồng. Dự kiến thu nhập khoảng 900 triệu đồng trừ chi phí”, anh Hiếu thông tin
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Trong những ngày cận Tết, rất nhiều người dân đã đến đào Xuân Du để tìm mua về trưng sớm.
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Chia sẻ với PV, ông Hoàng Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND xã Xuân Du phấn khởi cho biết, đây là thương hiệu lớn nhất của địa phương. “Trước đây, cây đào chỉ được người dân trồng để chơi Tết. Khoảng từ năm 2002, một số hộ gia đình đầu tiên bắt đầu trồng đào theo hướng hàng hóa nhưng quy mô nhỏ lẻ. Lúc đó đời sống của bà con rất nghèo vì chỉ trông chờ vào cây lúa và rau màu. Tuy nhiên, khoảng năm 2010 đến nay, nghề trồng đào phát triển mạnh. Đến nay toàn xã có 280 ha diện tích trồng đào”, ông Sơn thông tin
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Theo vị Chủ tịch xã Xuân Du, yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp chỉ là điều kiện cần. Vấn đề là từ chỗ chỉ vài trăm hộ ban đầu, sau hơn chục năm, xã Xuân Du đã có tới 1.200 hộ gia đình trên tổng số 1.700 hộ trồng đào thì là cả một quá trình nỗ lực bền bỉ của người dân và chính quyền địa phương. “Dịp cận Tết Nguyên Đán, xã Xuân Du như một rừng hoa đào. Giữa tháng 12 âm lịch, không khí Tết đã tràn ngập khắp các cánh đồng, đường làng, ngõ xóm. Kẻ mua người bán tấp nập, gia đình nào cũng đón Tết ấm no, vui vẻ nhờ trồng đào. Người không trồng đào cũng có cơ hội kiếm thêm thu nhập từ các dịch vụ khác như vận chuyển, tuốt lá, ghép đào…”, ông Sơn cho hay
Làng đào lớn nhất Thanh Hoá hối hả vào vụ Tết
Về tổng thu nhập từ nghề trồng đào, ông Sơn cho hay, thống kê mới nhất của UBND xã Xuân Du, chủ yếu dựa trên báo cáo của các hộ. Năm 2024, thu nhập từ đào ở Xuân Du đạt gần 60 tỷ đồng nhưng con số thực tế có thể còn cao hơn gấp nhiều lần. “Cây đào đã thay đổi diện mạo của cả một vùng đất, giúp nhiều gia đình đổi đời. Dù diện tích không thể mở rộng thêm do phải đảm bảo đất trồng lúa, giữ an ninh lương thực nhưng tới đây, chúng tôi sẽ đồng hành, hỗ trợ bà con về kỹ thuật, thị trường, nâng cao giá trị của đào Xuân Du, nhất là theo hướng đào ghép, đào thế để tăng giá trị kinh tế”, ông Sơn nói.
Thanh Hoá: Nỗ lực, bứt phá hoàn thành tất cả các mục tiêu năm 2025 Thanh Hoá: Nỗ lực, bứt phá hoàn thành tất cả các mục tiêu năm 2025
Thanh Hoá: Hàng nghìn hộp thuốc giảm đau sương khớp giả tuồn ra thị trường Thanh Hoá: Hàng nghìn hộp thuốc giảm đau sương khớp giả tuồn ra thị trường
Làng hoa Đông Cương lớn nhất xứ Thanh hối hả vào Tết Làng hoa Đông Cương lớn nhất xứ Thanh hối hả vào Tết
Ngô Nhung - Bảo An
Phiên bản di động