Kịp thời phát hiện và khắc phục những "điểm đen" về tai nạn giao thông
Hà Nội tập trung xử lý hàng loạt “điểm đen” tai nạn giao thông |
Cụ thể, Cảnh sát giao thông toàn quốc đã phát hiện, xử lý 788.607 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền gần 1.400 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn 134.064 trường hợp; Tạm giữ 189.045 phương tiện các loại.
Trong đó, với vi phạm giao thông đường bộ, lực lượng chức năng đã xử lý 773.467 trường hợp, phạt tiền hơn 1.300 tỷ đồng; Tước 133.872 giấy phép lái xe; Tạm giữ 189.010 phương tiện các loại. Với vi phạm giao thông đường thủy, xử lý 15.140 trường hợp, phạt tiền gần 30 tỷ đồng; Tạm giữ 35 phương tiện; Tước bằng, chứng chỉ chuyên môn 192 trường hợp.
Sau 3 tháng thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã phát hiện, xử lý gần 800 nghìn trường hợp vi phạm |
Về chuyên đề xử lý người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm nồng độ cồn, lực lượng chức năng đã xử lý 110.774 trường hợp. Trong đó, xe tải 624 trường hợp, xe con 6.641 trường hợp, xe khách 83 trường hợp, xe mô tô 103.122 trường hợp…; Phạt tiền hơn 500 tỷ đồng; Tạm giữ 110.774 phương tiện; Tước giấy phép lái xe 69.358 trường hợp. So với cùng thời gian trước liền kề, số xử phạt tăng 47.315 trường hợp, tiền phạt tăng hơn 200 tỷ đồng.
Một số địa phương có kết quả xử lý cao là thành phố Hồ Chí Minh với 15.803 trường hợp, Hà Nội 7.323 trường hợp, Hải Phòng 5.603 trường hợp, Bình Dương 4.548 trường hợp, Đồng Nai 4.230 trường hợp, Thừa Thiên - Huế 3.008 trường hợp, Đắk Lắk 2.999 trường hợp, Tây Ninh 2.909 trường hợp, Bắc Giang 2.779 trường hợp, Lạng Sơn 2.580 trường hợp...
Các lực lượng đã xử lý phương tiện vận tải hàng hóa vi phạm quy định về “cơi nới” thùng xe, chở hàng quá trọng tải, quá khổ với 47.224 trường hợp, phạt tiền hơn 260 tỷ đồng; Tạm giữ 1.164 phương tiện; Tước giấy phép lái xe 24.483 trường hợp. Yêu cầu tháo, cắt thùng xe: 8.094 trường hợp; Hạ tải: 15.377 trường hợp. So với cùng thời gian trước liền kề, số xử phạt tăng 27.006 trường hợp, tiền phạt tăng hơn 100 tỷ đồng.
Về xử lý vi phạm về tốc độ trên đường bộ, đã có 112.337 trường hợp bị xử phạt, trong đó xe tải là 12.498 trường hợp, xe con 46.956 trường hợp, xe khách 3.828 trường hợp, xe container 570 trường hợp; Xe mô tô 48.485 trường hợp; Phạt tiền gần 200 tỷ đồng; Tạm giữ 3.372 phương tiện; Tước giấy phép lái xe 26.398 trường hợp. So với cùng thời gian trước liền kề, số xử phạt tăng 26.668 trường hợp, tiền phạt tăng gần 50 tỷ đồng.
Trong 3 tháng cao điểm, đã xảy ra 2.595 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.406 người, bị thương 1.828 người. So với thời gian trước liền kề, giảm 360 vụ, giảm 239 người chết, giảm 148 người bị thương.
Xử lý hành vi vi phạm trên đường thủy nội địa: Chở quá vạch mớn nước an toàn: 11.205 trường hợp; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị an toàn kỹ thuật, PCCC: 402 trường hợp; chở hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ: 16 trường hợp; cảng, bến thủy nội địa hoạt động không phép: 55 trường hợp; vi phạm về đăng ký, đăng kiểm: 985 trường hợp.
Thời gian tới, thông qua hoạt động nghiệp vụ, Cục Cảnh sát giao thông khẳng định, sẽ kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập trong công tác tổ chức giao thông |
Cục Cảnh sát giao thông nhận định: Qua 3 tháng triển khai thực hiện kế hoạch cao điểm đã tạo được chuyển biến tích cực, tuyên truyền, hướng dẫn vận động nhân dân, doanh nghiệp tạo được uy tín của lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc xử lý xe quá khổ, quá tải, vi phạm về nồng độ cồn... việc thực hiện cao điểm đã được nhiều ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Tình trạng phương tiện vi phạm chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, cơi nới thùng xe cơ bản đã được kiểm soát, có địa phương không còn tình trạng xe cơi nới thành thùng hoạt động, qua đó, đã tạo sự đồng thuận của dư luận xã hội và lan tỏa nhiều hình ảnh đẹp về lực lượng Cảnh sát giao thông.
Thời gian tới, thông qua hoạt động nghiệp vụ, Cục Cảnh sát giao thông khẳng định, sẽ kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập trong công tác tổ chức giao thông, các “điểm đen” về tai nạn giao thông để có văn bản kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khắc phục.
Trường hợp đã kiến nghị nhưng không có biện pháp khắc phục mà để xảy ra tai nạn giao thông, phải phối hợp điều tra xác định nguyên nhân và xem xét trách nhiệm liên đới của các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.