Không có hệ thống pháp lý đủ mạnh, nợ xấu sẽ như "cục máu đông" làm "đột quỵ" nền kinh tế

Trong bối cảnh vừa vượt qua đại dịch, nhiều doanh nghiệp “ốm yếu”, “chết lâm sàng”, tình hình chính trị phức tạp, nợ xấu sẽ cao và nếu không có cơ chế pháp lý, khối nợ xấu này sẽ như “cục máu đông”, gây “đột quỵ” nền kinh tế.
Kiểm tra công tác chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Hà Nội Hà Nội: Cần đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước để xóa “điểm đen” ngập úng 171km dự án đường Hồ Chí Minh chưa được bố trí vốn

Sáng 25/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại tổ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2021; Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2022; Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021;

Đồng thời thảo luận về việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017.

Đoàn Hà Nội thảo luận tại tổ sáng 25/5
Đoàn ĐBQH TP Hà Nội thảo luận tại tổ sáng 25/5

Tiếp tục cải cách thể chế, cải cách hành chính

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Nguyễn Anh Trí bày tỏ rất phần khởi về tình hình đất nước ở 2 phương diện: Đó là đã khống chế được dịch COVID-19 một cách tích cực, khá bền vững và nhanh chóng chuyển qua phục hồi kinh tế với kết quả rõ nét. Những kết quả ấy là nhờ sự đồng lòng, quyết tâm, khoa học trong toàn hệ thống chính trị. “Trong xã hội hằng trăm triệu dân, làm được điều này là quá tuyệt vời”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.

Về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đại biểu Trí cho rằng còn rất nhiều tồn tại, hạn chế, đặc biệt là nhiều công trình, dự án để hoang hóa do nhiều nguyên nhân (do vi phạm, do thiếu vốn, năng lực của nhà đầu tư...) Từ đó, đại biểu đề nghị, công tác giám sát chuyên đề cần thực tiễn, sâu sát hơn; Khi có kết luận các Sở, ngành cần đốc thúc, quan tâm hơn, để tạo sự chuyển biến rõ nét.

Không có hệ thống pháp lý đủ mạnh, nợ xấu sẽ như
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy nêu ý kiến thảo luận

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy bày tỏ sự nhất cao với các nội dung trong báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2021; Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Quan tâm đến cải cách hành chính và cải cách thể chế, đại biểu Thủy nhấn mạnh, năm 2021 là năm đầu tiên cả nước hoàn thành tinh giản biên chế theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và đẩy mạnh cải cách thể chế. Trong giai đoạn 2019-2021, cả nước đã thực hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã, qua đó giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã.

“Những kết quả trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đang mang lại nhiều tín hiệu tích cực, vì thế trong thời gian tới Chính phủ cần quan tâm có những giải pháp tổng thể, đồng bộ hơn nữa để thực hiện tốt công tác này. Trong đó, cần sớm phê chuẩn hệ thống vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức để qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền”, đại biểu Nguyễn Phương Thủy nêu.

Về cải cách thể chế, theo đại biểu, Chính phủ cần chủ động hơn, đặc biệt tính dự báo của các Bộ, ngành cần phải được khắc phục sớm.

Không có hệ thống pháp lý đủ mạnh, nợ xấu sẽ như
Đại biểu Trương Xuân Cừ phát biểu thảo luận

Tránh lãng phí trong đầu tư công

Đại biểu Phạm Đức Ấn bày tỏ quan tâm đến việc kéo dài thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Các báo cáo trình bày tại Quốc hội cho thấy, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42 trên thực tế còn nhiều khó khăn bất cập, song không thể phủ nhận những tác động tích cực mà nghị quyết mang lại nhằm giúp các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu. Trong đó, ý thức trả nợ của khách hàng được cải thiện vì họ không muốn xử lý tài sản đảm bảo.

Dẫn số liệu lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, đại biểu cho rằng điều này giúp khơi thông dòng vốn và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

“Thời gian qua, dịch COVID-19 tác động đến hầu hết doanh nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp phá sản nên nguy cơ nợ xấu với ngân hàng rất cao. Cùng với đó là những khó khăn chung của kinh tế thế giới tác động đến doanh nghiệp nên nợ xấu sẽ vẫn tăng cao.

Vì thế, nếu chúng ta không có hệ thống pháp lý đủ mạnh để xử lý nợ xấu như “cục máu đông” này thì nền kinh tế sẽ sớm bị “đột quỵ”. Việc kéo dài thực hiện Nghị quyết 42 sau khi hết hạn vào tháng 8 tới là cần thiết để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế”, đại biểu Phạm Đức Ấn nhấn mạnh.

Không có hệ thống pháp lý đủ mạnh, nợ xấu sẽ như
Đại biểu Phạm Đức Ấn phát biểu thảo luận

Cho ý kiến thảo luận về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đại biểu Trương Xuân Cử nêu sự lãng phí trong đầu tư công. Theo đại biểu, đầu tư công là mục đầu tư quan trọng để phát triển đất nước, nhu cầu xin đầu tư cao, trong khi đó nguồn lực lại hết sức khó khăn.

Hiện vấn đề đầu tư công đang bộc lộ những hạn chế, trong đó, sự lãng phí trong đầu tư công là là sự lãng phí lớn, gây ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế-xã hội và niềm tin trong Nhân dân về năng lực lãnh đạo.

Vì thế, đại biểu đề xuất, thời gian tới cần quan tâm hơn trong công tác chỉ đạo, xây dựng luật pháp song song với tăng giám sát, phản biện trong lĩnh vực đầu tư công để tránh lãng phí trong lĩnh vực này.

Phát biểu thảo luận tại tổ, đại biểu Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương trong phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó, Nghị quyết 128 của Chính phủ đã thực sự phát huy hiệu quả, không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần bảo đảm an sinh, không để ai bị thiếu đói do tác động của dịch COVID-19.

Không có hệ thống pháp lý đủ mạnh, nợ xấu sẽ như
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu thảo luận tại tổ

“Thành công của SEA Games 31 vừa qua một lần nữa cho thấy công tác điều hành, chỉ đạo của Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch thực sự hiệu quả. Cùng với đó là sự tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, lực lượng tuyến đầu chống dịch”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Chia sẻ với những khó khăn của Chính phủ trong dự toán ngân sách chưa sát thực tế do những tác động của dịch COVID-19 và nhiều yếu tố khác, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng trong năm 2022 tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, vì thế, trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cần chú trọng đến các yếu tố rủi do của nền kinh tế, đồng thời tập trung cho công tác giải ngân đầu tư công, hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Về phía Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết thành phố sẽ chú trọng đến phát triển hạ tầng giao thông tại các cửa ngõ ra vào thành phố; Tận dụng tối đa lợi thế phát triển từ các dự án kết cấu hạ tầng động lực về giao thông, du lịch, dịch vụ; Đồng thời, thành phố sẽ chú trọng đầu tư cho hệ thống giáo dục, y tế, các thiết chế văn hóa...

Hạnh Nguyên
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động