Khoảng 500 tấn quả vải Hải Dương đã được tiêu thụ tại các nước

Năm nay, vải sớm tiêu thụ thuận lợi và giữ ổn định ở mức giá cao.
Hải Dương: Vải thiều chính vụ chín muộn Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm tiêu biểu Hải Dương: Tưng bừng lễ mở vườn hái vải xuất khẩu

Đến ngày 7/6, khoảng 500 tấn vải tươi đã được xuất khẩu sang thị trường khó tính ở các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore…

Theo ghi nhận thực tế, vải xuất khẩu được doanh nghiệp thu mua với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm và cao hơn giá thị trường khoảng 10%.

undefined

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, năm nay vải sớm tiêu thụ thuận lợi và giữ ổn định ở mức giá cao.

Số lượng các doanh nghiệp thu mua vải để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đều tăng cao so với những năm trước.

Một số doanh nghiệp thu mua vải với sản lượng lớn để xuất khẩu như Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Rồng Đỏ (thu mua khoảng 10 tấn vải/ngày), Công ty CP Ameii Việt Nam (thu mua từ 6 - 7 tấn vải/ngày), Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (thu mua khoảng 4 tấn vải/ngày)…

Hiện nay, khoảng 80% diện tích vải sớm đã được tiêu thụ với sản lượng khoảng 28.000 tấn.

Năm 2022, do điều kiện thời tiết thuận lợi cùng với sự đầu tư, chăm sóc của người dân, vải thiều Hải Dương đã cho năng suất, chất lượng vượt trội so với những năm trước.

Hiện nay, toàn tỉnh Hải Dương có diện tích vải thiều gần 9.000 ha, sản lượng ước đạt khoảng 61.000 tấn chủ yếu được sản xuất tập trung tại huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh.

Để nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường xuất khẩu, niên vụ vải năm 2022, Hải Dương tiếp tục duy trì 41 vùng vải tiêu chuẩn VietGap với diện tích là 500ha và 11 vùng sản xuất vải theo tiêu chuẩn GlobalGap với diện tích 110ha, ngoài ra có gần 6.000 ha vải áp dụng sản xuất theo quy trình VietGap và Gap cơ bản, thực hiện cấp mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên các thị trường.

Bên cạnh đó, Hải Dương chú trọng phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó chú trọng vai trò của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thu mua; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào cây vải, công tác thu mua, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là quy trình bảo quản, chế biến, vận chuyển.

PV
Phiên bản di động