Khi nào ra Quyết định truy nã bị can?

Trong quá trình đang điều tra mà xác định được bị can bỏ trốn thì phải ra ngay Quyết định truy nã, rồi khi hết hạn điều tra mới ra quyết định tạm đình chỉ.
Những tình huống bi hài khi đối tượng truy nã “sa lưới” Kẻ trốn truy nã bị bắt khi về nhà ăn Tết Đối tượng trốn truy nã quá si tình và cái giá phải trả cho hành vi tàn ác

Theo cổng thông tin Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, thời hạn điều tra theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được tính như sau:

1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 2 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng và lần thứ hai không quá 2 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 4 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 4 tháng.

3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 4 tháng.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 4 tháng.

4. Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Ngày 7-4, phòng CSĐT tội phạm về ma túy – CATP Hải Phòng đã tiếp nhận hồ sơ, bắt giữ Bùi Văn Lĩnh (SN 1971, trú quán thôn Đồng Mát, xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), đối tượng 14 năm trốn truy nã về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Ngày 7/4, phòng CSĐT tội phạm về ma túy – CATP Hải Phòng đã tiếp nhận hồ sơ, bắt giữ Bùi Văn Lĩnh (SN 1971, trú quán thôn Đồng Mát, xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), đối tượng 14 năm trốn truy nã về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, Lĩnh hết vào bệnh viện tâm thần đến… phẫu thuật chuyển giới tính hòng trốn nã.

Như vậy, thời hạn điều tra được hiểu là thời hạn điều tra ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 172 và cả thời gian được gia hạn thêm theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 172 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Tổng thời hạn điều tra ngay cả trong trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 172 Bộ luật Tố tụng Hình sự, hết thời hạn nêu trên được xem là hết thời hạn điều tra.

2. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 229 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, thì “trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra”. Như vậy, trường hợp đang điều tra mà xác định được bị can bỏ trốn thì Cơ quan điều tra phải ra Quyết định truy nã bị can, sau đó ra Quyết định tạm đình chỉ điều tra.

Việc ban hành quyết định tạm đình chỉ điều tra không phụ thuộc vào việc hết thời hạn điều tra hay chưa mà phụ thuộc vào thực tiễn giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Hoa Thành (t/h)
Phiên bản di động