Huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Rộn ràng không khí lễ hội đầu xuân

Từ tháng Giêng, ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) có rất nhiều lễ hội đặc sắc, diễn ra sôi động, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham gia.
Huyện Lập Thạch: Phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Lãnh đạo huyện Lập Thạch dâng hương tại một số di tích lịch sử Huyện Lập Thạch tổ chức giao lưu văn nghệ đêm giao thừa xuân Giáp Thìn năm 2024

Ngày 16/2, (tức ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch), đã diễn ra Lễ hội Đả cầu, cướp phết xã Bàn Giản và dâng hương tại đình làng các thôn Đông Lai, Xuân Me, Trụ Thạch thuộc xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch.

Người dân thắp hương, sờ phết cầu may.
Người dân thắp hương, sờ phết cầu may.

Lễ hội Đả cầu, cướp phết là một trong lễ hội truyền thống lâu đời. Tương truyền vào đời vua Hùng Vương thứ 3, đất nước gặp loạn lạc, giặc giã nổi lên ở nhiều nơi, nhà vua bèn giao cho các vị tướng lĩnh Đệ nhất là Xá Sơn, Đệ nhị là Lê Sơn, Đệ Tam là Tròn Sơn và Đệ tứ là Xui Sơn về trấn nhậm các miền Đông Lai, Bàn Giản, Lập Thạch để điều binh, trấn giặc, hộ quốc, phù dân… Các vị tướng đã lập nhiều chiến công, làm tròn sứ mệnh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và đồng thời xây dựng phát triển đất nước. Để rèn luyện sức khỏe và tài khéo cho quân lính, các vị tướng đã nghĩ ra một trò chơi, đó là đẽo gọt một quả cầu gỗ tròn nhẵn tựa quả bưởi lớn, bôi dầu mỡ cho trơn rồi lăn ra giữa bãi cho quân lính tranh cướp, ai giành được quả cầu đem về đặt nơi qui ước sẽ được trọng thưởng.

Về Bàn Giản xem lễ hội Đả cầu cướp phết.
Về Bàn Giản xem lễ hội Đả cầu cướp phết.

Để tưởng nhớ công lao của các tướng lĩnh, người dân Bàn Giản xưa đã lập ra năm ngôi đình gồm: Đình Cả làm trụ sở cộng đồng của bốn vị và bốn ngôi đình thờ 4 vị tướng gồm: Đông Lai, Trụ Thạch, Ngọc Xuân, Vườn Rào và khắc bốn quả cầu mỗi đình một quả. Riêng đình Vườn Rào trải qua bao biến cố của lịch sử bị đổ nát, thánh (bài vị) được rước về ngự tại đình Đông Lai. Theo quan niệm, quả phết tượng trưng cho trận đánh, làng nào cướp được phết sẽ giành thắng lợi. Ai chạm được vào quả phết sẽ gặp được may mắn cả năm.

Cùng với đó, ngày 10 tháng riêng (tức ngày 19/2/2024), huyện Lập Thạch tổ chức khai hội Lễ hội "Leo cầu bắt chạch cầu đinh" đình Thạc Trục và Lễ hội Đình Hoàng Chung, thôn Hoàng Chung, xã Đồng Ích.

Đình Hoàng Chung, thôn Hoàng Chung, xã Đồng Ích (Lập Thạch) thờ Tam vị Đại vương và Ngự sử Triệu Thái là người bản xứ, làm đến chức quan Ngự sử và là người định ra Luật lệ thời Lê sơ.

Huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Rộn ràng vào mùa lễ hội
Lãnh đạo huyện Lập Thạch gặp gỡ các cụ cao niên tại đình Hoàng Chung

ình Hoàng Chung được xây dựng vào thời Hậu Lê, khi xây dựng đình khá quy mô gồm đại đình 5 gian; xung quanh xây tường bao loan; 2 bên đầu đường có xây 2 cổng kiểu 3 mái trên có chữ “Tịnh hạ mã”. Đình được xây dựng ở vị trí giữa làng, kề bên trục đường chính, nay chỉ còn 1 cổng và dấu vết của bức tường xưa cùng những phiến đá kê chân cột đại đình. Sang thời nhà Nguyễn có làm thêm phần hậu cung 3 gian làm nơi thờ thành hoàng làng vừa kín đáo và thâm nghiêm. Di tích từ khi xây dựng đến nay vẫn ở nguyên vị trí cũ và đã được tu sửa một số lần song các công việc tu sửa chỉ là đảo ngói, xây lại cột tứ trụ… Năm 1981, do gian đại bái bị đổ, chính quyền xã đã dỡ ra làm trường học, vì vậy, di tích chỉ còn lại hậu cung. Trên thượng lương của đình còn ghi lại năm xây dựng hậu cung của đình đình như sau: Kiến phúc nguyên niên, thất nguyệt sơ thập nhật Nhâm Tý thân khắc phạt mộc đại cát (Phạt mộc vào giờ thân, ngày Nhâm Tý mùng 10 tháng 7 năm đầu Kiến Phúc 1884); một bên ghi: Tuế thứ Giáp Thân, thập nhất nguyệt sơ tứ nhật thân Thìn Tý khắc thụ trụ vương (Bắc nóc vào giờ Thìn khắc Tý ngày Thân mùng 4 tháng 11 năm Giáp Thân).

undefined
Lãnh đạo huyện Lập Thạch thắp hương tại Đình Hoàng Chung

Đình Hoàng Chung có kiến trúc kiểu lòng thuyền với 2 hàng cột cái cao 5m, tất cả các sà cột đều được gia cố cẩn thận. 2 bức chạm trên đầu kè ở gian chính giữa hậu cung được chạm trổ rất công phu như: Bức thứ nhất tả cảnh rùa đội thư sách, rồng uốn đang hút nước; bức thứ 2 cũng chạm rồng nhưng ở tư thế khác, đầu rồng có nhiều tóc và vươn gần như đứng hút nước và theo dòng nước có 2 con cá chép đang theo dòng nước bay lên; cạnh đó là những cảnh sen rùa. Hai bức chạm này được thể hiện khá điêu luyện và miêu tả thành công các đề tài đã định trước. Tại 2 bức cuốn có chạm cảnh “Long vân đại hội”, trên cùng là chạm đầu rồng với tư thế nhìn thẳng…Hiện nay, đình Hoàng Chung còn lưu giữ được 1 bộ chấp kích bát bửu gồm 8 chiếc sơn son thếp vàng; 1 án thờ được chạm trổ công phu 3 mặt với các hình “Long, Ly, Quy, Phụng”; 7 mâm bồng gỗ, 6 mộc hòm sắc; 3 ngai thờ; 1 bản đạo trúc có chạm đầu phượng; 3 cỗ kiệu; 3 nâm rượu bằng sứ, một bát men có ghi chữ “Nội phủ”; 5 đạo sắc của các thời vua chúa: Ngày 1-4 Tự Đức năm thứ 11, ngày 24-11 Tự Đức năm thứ 33, ngày 1-7 Đồng Khánh năm thứ 2, ngày 11-6 Duy Tân năm thứ 1, ngày 25-7 Khải Định năm thứ 9.

undefined
Giao lưu cờ tướng tại Làng Văn hóa kiểu mẫu thôn Hoàng Chung

Với sự chỉ đạo liên tục, sát sao của Huyện ủy, UBND huyện, Xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu huyện thôn Hoàng Chung, xã Đồng ích đã được hoàn thành tạo nên một quần thể hài hòa, hữu dụng mà trên địa bàn huyện chưa có thôn nào, xã nào có được: Nhà văn hóa trên 300m2 khang trang; 1 nhà trưng bày sản phẩm; đường dạo xung quanh khu thiết chế được thiết kế rộng rãi.

Hệ thống dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời được lắp đặt đồng bộ; tường rào được trang trí bằng những bức tranh bích họa; có 1 sân bóng đá nhân tạo, 2 sân bóng chuyền, 2 sân cầu lông được chỉnh trang, làm mới đáp ứng nhu cầu văn hóa, văn nghệ, TDTT của Nhân dân và tổ chức các sự kiện lớn của địa phương.

undefined
Chọi gà

Tại Đình Hoàng Chung, Bí thư Huyện ủy Lê Quang Nghiệp và ông Hoàng Long Biên, Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch đã thăm hỏi động viên chúc tết các cụ tại đình Hoàng Chung với mong muốn các cụ luôn phát huy nét văn hóa địa phương đắc biệt Làng văn hóa kiểu mẫu đã được tỉnh chọn tại thôn Hoàng Chung.

Đình Thạc Trục, thị trấn lập Thạch- di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Nơi đây thờ 3 vị đại vương đều là tướng lĩnh thời Hùng Duệ Vương là: Minh Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và bản cảnh Thành hoàng chí đức Đại Vương. Lễ hội Leo cầu bắt chạch cầu đinh - một cổ tục đậm sắc thái tín ngưỡng phồn thực còn bảo lưu khá nguyên vẹn, diễn ra tại đây hàng năm vào ngày 10 tháng Giêng. Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật đã lựa chọn và ghi hình tư liệu bảo tồn lễ hội đặc sắc này. Không chỉ có ý nghĩa đặc biệt với người dân trong vùng, lễ hội này còn thu hút rất nhiều người ở các nơi khác tham dự với quy mô của một lễ hội vùng.

Trung tá - Phan Anh Huấn, Trưởng Công an huyện Lập Thạch cho biết, để chủ động làm tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo ANTT trước, trong và sau Tết Nguyên đán và các lễ hội diễn ra trên địa bàn; Tham mưu cho Thường trực Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các ngành cấp huyện và các xã, thị trấn có các điểm tham quan, du lịch, huy động cả hệ thống chính trị phối hợp với các đội nghiệp vụ và công an huyện cùng tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; ngoài ra lắp đặt nhiều hệ thống camera an ninh ở khắp các điểm "nóng" đông người trong qua lại.

Lê Sơn
Phiên bản di động