Vĩnh Phúc: Khai mạc lễ hội Đền Gia Loan - Chùa Biện Sơn
Huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" Vĩnh Phúc: Chuẩn bị khai mạc lễ hội Đền Gia Loan - Chùa Biện Sơn Vĩnh Phúc: Khai mạc lễ hội Đền Bắc Cung |
Ông Dương Đức Quyền, Chủ tịch UBND thị trấn Yên Lạc cho biết, thị trấn Yên Lạc là miền đất cổ với chứng tích là Gò Đậu di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia, lưu trữ 4 tầng văn hoá với gần 4.000 năm lịch sử, giàu về văn hoá dân gian, đậm đà về văn hoá tâm linh.
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, với không khí của ngày tết Nguyên đán, ai cũng hồ hởi, phấn khởi đến các di tịch như đền, chùa vừa là để chiêm bái thăm thú, vừa là để dâng hương cầu may mắn bình an trong năm. Đây chính là nét đẹp văn hoá, niềm tự hào về truyền thống và là cơ hội để phát huy, quảng bá những đặc thù văn hoá của địa phương thị trấn Yên Lạc với du khách.
Lãnh đạo huyện Yên Lạc dâng hương tại Đền Gia Loan |
Khu di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, Chùa Biện Sơn di tích cấp Quốc gia. Đền Gia Loan, di tích cấp tỉnh nằm chung trong một quần thể liền kề nhau với diện tích khoảng 9ha. Nơi có dòng sông Loan chảy qua một thời từng giữ vai trò thông thương và chứng kiến bao sự kiện lịch sử vừa huyền thoại, vừa nên thơ trữ tình của mảnh đất Minh Tân, là cái nôi của người Việt cổ.
Theo các văn bản thư tịch còn lưu lại, nơi đây cũng có những lễ hội được mở vào đầu xuân hàng năm, với các trò chơi dân gian gần gũitruyền thống và nghề nghiệp của người dân địa phương như: Lễ hội Đà ngư, leo cầu bắt vịt, đánh đu....
Ông Dương Đức Quyền, Chủ tịch thị trấn Yên Lạc phát biểu tại chương trình |
Đền Gia Loan nhỏ nhắn khiêm nhường nhìn xuống dòng sông Loan, với vị trí tuyệt đẹp, nơi phụng thờ Đức Thánh Nguyễn Khắc Khoan, một nhân vật lịch - thuộc thế kỷ 10, một vị tướng đã có công lớn với địa phương trong thời hậu Ngô.
Ông là một quân cát cứ ở vùng Tam Đái, theo thần phả thì Nguyễn Khắc Khoan vốn là tướng của Ngô Quyền được phong trấn thủ vùng Tam đái, về quân sự, ông xây dựng thủ phủ trên gò Độc Nhĩ Sơn và đóng đồn ở gò Đậu, chiêu mộ và huấn luyện dân binh để xây dựng lực lượng quân sự dùng khi hữu sự.
Toàn cảnh chương trình |
Tuy nhiên, ông cũng chú ý đến phát triển kinh tế, chủ trương khuyến khích phát triển nghề nông, canh tân tập tục nông thôn. Với sự giúp đỡ của 2 tuỳ tướng và 2 người vợ tài giỏi, ông đã xây dựng vùng Tam Đái được thái bình thịnh trị, Nhân dân no ấm, phồn vinh nức tiếng một thời, Người xưa có câu: “Nhất Tam Đái – Nhị Khoái Châu”.
Chùa Biện Sơn nằm cách Đền Gia Loan về phía Bắc khoảng 300m, đây là công trình kiến trúc phật giáo đặc sắc với nhiều pho tượng phật cổ, hiện nay các công trình trong khuôn viên Chùa Biện Sơn đã được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của phật tử và du khách, chùa đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1994.
Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc khai trống thỉnh chuông |
Lễ hội Đền Gia Loan – Chùa Biện Sơn được thể hiện qua 2 phần lễ và hội. Phần lễ tế (tế thánh) – lễ dâng hương; Nghi thức rước (rước thánh, rước lễ); phần hội (các trò chơi dân gian và các hình thức sinh hoạt văn hoá khác nh hát chèo, dân ca, quan họ...
Cùng với đó, Ban Tổ chức mong muốn thông qua các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội để mọi người về dự hội, cảm nhận được công đức của ngài Nguyễn Khoan đối với quê hương đất nước với tâm thức bao dung, thánh thiện khách hành hương về với ngài Nguyễn Khoan được chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn thể hiện qua giá trị văn hoá vật thể – phi vật thể của vùng đất Yên Lạc.