Huyện Gia Lâm: Phấn đấu không “nợ” chỉ tiêu về thiết chế văn hóa

Sau hai năm thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”, huyện Gia Lâm đã có nhiều chỉ tiêu vượt và đạt. Tuy vậy, tính đến nay, huyện mới có 162/164 thôn, tổ dân phố (TDP) có nhà văn hóa, chưa đạt chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU.
Đến năm 2030, 100% xã có trung tâm văn hóa - thể thao Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả thiết chế văn hóa Tháo gỡ vướng mắc để vận hành nhà văn hóa hiệu quả Hà Nội nâng cao hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao

Đời sống văn hóa được nâng cao

Theo đánh giá của đồng chí Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội, Gia Lâm là một trong những huyện có phong trào thể dục, thể thao mạnh và nổi bật của thành phố. Đây cũng là cái nôi đào tạo nhiều vận động viên quốc gia. Vì thế, các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, thể thao cần phải được phát huy hiệu quả.

Đáng chú ý, thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025” và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Huyện ủy Gia Lâm đã ban hành Kế hoạch số 86-KH/HU ngày 27/6/2022 về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội. UBND huyện hàng năm đều xây dựng Kế hoạch thực hiện với nội dung, chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể và đạt được những kết quả nổi bật nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa công nghiệp văn hóa dần trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, xây dựng con người Gia Lâm thanh lịch – văn minh.

Huyện Gia Lâm: Phấn đấu không “nợ” chỉ tiêu về thiết chế văn hóa
Đồng chí Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội phát biểu tại buổi kiêm tra việc thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" năm 2023 tại huyện Gia Lâm

Kết quả nổi bật là ngoài việc xây dựng các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, trang thiết bị hoạt động của cơ sở văn hóa, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, huyện rất chú trọng việc nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật, quyền bảo hộ tác giả, phát triển công nghiệp văn hóa; Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng được duy trì thường xuyên và hoạt động có hiệu quả.

Huyện Gia Lâm: Phấn đấu không “nợ” chỉ tiêu về thiết chế văn hóa
Huyện đã tổ chức thành công các buổi biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị trọng đại của huyện và thành phố

Huyện đã tổ chức thành công các buổi biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị trọng đại của huyện và thành phố, điển hình là các chương trình: Gặp mặt đầu xuân; Tết trồng cây; Liên hoan Ca múa nhạc Xã Nông thôn mới; Kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7); Tổng kết Sea Games 31; Biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đại hội TDTT huyện lần thứ X....; Tham gia đầy đủ các liên hoan, hội thi do thành phố tổ chức đạt kết quả cao như: Liên hoan Nghệ thuật quần chúng xã Nông thôn mới; Hội thi thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách hè; Liên hoan Giọng hát Họa Mi; Liên hoan Múa hát tập thể; Liên hoan Dân ca dân vũ...

Đáng chú ý, nhờ khai thác tốt các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, tỷ lệ hộ được công nhận “Gia đình văn hóa" ở Gia Lâm 3 năm liền luôn đạt >90%.

Huyện Gia Lâm: Phấn đấu không “nợ” chỉ tiêu về thiết chế văn hóa
Ông Nguyễn Tiến Việt, Phó bí thư Thường trực huyện ủy Gia Lâm

162/164 thôn, TDP có nhà văn hóa

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội, Gia Lâm là một trong những huyện đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa. Hiện toàn địa bàn đã có 9/22 xã, thị trấn có trung tâm tăn hóa - thể thao được xây dựng độc lập, đạt chuẩn.

Giai đoạn 2020-2025, huyện đã và đang triển khai tổng số 14 dự án đầu tư xây dựng mới trung tâm văn hóa thể thao xã, trong đó đã phê duyệt và triển khai thi công 2 dự án xây dựng trung tâm văn hóa thể thao khu vực tại xã Đa Tốn và xã Đình Xuyên.

Toàn huyện có 162/164 thôn, TDP có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Hiện còn TDP Tiền Phong không có quỹ đất và Thôn 3 Giang Cao, xã Bát Tràng là phải chờ thành phố phê duyệt quy hoạch tổng thể Bát Tràng.

Giai đoạn 2020-2025, đã và đang triển khai tổng số 7 dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa thôn với kinh phí 103.135.000.000 triệu đồng.

Ông Nguyễn Tiến Việt, Phó bí thư Thường trực huyện ủy Gia Lâm cho hay, các điểm vui chơi, tập luyện được được quan tâm đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước và xã hội hóa. Đến nay, toàn huyện có 30 sân vận động, 67 sân bóng đá mini, 240 sân bóng chuyền, 190 sân cầu lông, 21 sân bóng rổ, 20 bể bơi, 2 sân quần vợt, 3 sới vật, 320 điểm lắp đặt các thiết bị TDTT ngoài trời (bình quân có 12 thiết bị luyện tập/thôn, TDP); 322 vườn hoa sân chơi trong khu dân cư đáp ứng tốt nhu cầu luyện tập, nâng cao sức khỏe, vui chơi giải trí của Nhân dân.

Huyện Gia Lâm: Phấn đấu không “nợ” chỉ tiêu về thiết chế văn hóa
Nhà văn hóa tại xã Đông Dư (Gia Lâm - Hà Nội)

Ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở vật chất về thiết chế văn hóa phấn đấu đạt và vượt mức chỉ tiêu. Tuy vậy, để khai thác hiệu quả nhà văn hóa thì huyện cũng mong nhận được Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư quan tâm, có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng tài sản công tại các thiết chế văn hóa.

Để đạt được mục tiêu đề ra theo Chương trình 06/Ctr – TU là 100% các thôn, TDP có nhà văn hóa, các thành viên trong Ban Chỉ đạo Chương trình 06 đề nghị huyện quan tâm ưu tiên đến giải pháp tháo gỡ, bố trí đất để hoàn thành nốt nhà văn hóa của 2 TDP Tiền Phong và Thôn Giang Cao, xã Bát Tràng.

Góp ý với huyện ủy Gia Lâm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh nhấn mạnh: “Gia Lâm là huyện nông thôn mới nên nhất thiết không được “nợ” chỉ tiêu, “nợ” là có lỗi với Nhân dân. Kinh nghiệm cho thấy, khi còn là huyện vì thì việc dành quỹ đất cho thiết chế văn hóa sẽ dễ dàng hơn khi lên quận. Do đó, huyện cần ưu tiên tăng tốc để hoàn thành chỉ tiêu về nhà văn hóa trước khi lên quận”.

Thái Sơn
Phiên bản di động