Hơn 91.000 giáo viên lớp 1 trước “giờ G” đổi mới

Năm 2020, lần đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới với học sinh lớp 1. Hơn 91.000 giáo viên lớp 1 được ưu tiên bồi dưỡng trước, chuẩn bị cho chương trình mới năm học 2020-2021.
Giáo viên còn đủ 5 năm công tác trước nghỉ hưu phải thực hiện nâng chuẩn Từ 1/7/2020 hiệu trưởng không còn là công chức, giáo viên không còn biên chế suốt đời Đề xuất không giảm biên chế với giáo viên mầm non, khích lệ “cô nuôi dạy trẻ” Hà Nội lại "nóng" vụ giáo viên đánh học sinh, có nên lắp camera lớp học?

Trao đổi với PV Dân trí ngày 12/1, ông Nguyễn Văn Hiền - Phó giám đốc chương trình ETEP (chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông) cho biết, việc bồi dưỡng giáo viên đại trà được thực hiện theo đúng kế hoạch 263 ngày 29/3/2019 của Bộ GD&ĐT.

Trong đó, giáo viên lớp 1 được ưu tiên bồi dưỡng trước nhằm đảm bảo việc áp dụng chương trình mới cho năm học 2020-2021.

Về công tác bồi dưỡng giáo viên cho chương trình lớp 1 sẽ được thực hiện ra sao khi 2020 là năm đầu tiên giảng dạy sách giáo khoa (SGK) theo chương trình mới, ông Hiền cho hay, từ tháng 1 đến tháng 3, các địa phương sẽ tổ chức bồi dưỡng đại trà chương trình giáo dục phổ thông mới cho tất cả giáo viên lớp 1, nhằm đảm bảo việc áp dụng chương trình mới cho năm học 2020-2021.

Hơn 91.000 giáo viên lớp 1 trước “giờ G” đổi mới
Ông Nguyễn Văn Hiền Phó giám đốc chương trình ETEP.

Ông Nguyễn Văn Hiền Phó giám đốc chương trình ETEP.

Một số tỉnh như Ninh Bình, Nghệ An đã tìm hiểu chương trình mới từ năm 2018 và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên nhiều lần. Giáo viên sẽ hiểu và có khả năng xây dựng giáo án, tổ chức hoạt động phù hợp, bớt lệ thuộc SGK.

Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) đã lên kế hoạch và tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

“Theo khảo sát, nhiều địa phương làm tốt việc tập huấn giáo viên lớp 1. Chẳng hạn ở Nghệ An, gần 100% giáo viên lớp 1 đã tìm hiểu chương trình, thiết bị và sắp tới là SGK mới”, ông Hiền cho biết.

Cũng theo ôn Hiền, từ tháng 1 đến tháng 3, các sở sẽ bồi dưỡng đại trà cho giáo viên. Công việc này có thể kéo dài đến tháng 7 tuỳ điều kiện thực tế từng địa phương.

Tuy nhiên, thời hạn là tháng 3, tất cả các giáo viên lớp 1 phải được bồi dưỡng hết mô đun 1.

Cụ thể ở mô đun 1, tập trung giúp giáo viên nắm chắc chương trình theo môn, hoạt động giáo dục. Kết thúc mô đun này, giáo viên có thể hiểu được chương trình, từ đó làm ra tổ chức hoạt động và giáo án tốt ứng với chương trình mới.

“Mấu chốt, giáo viên phải thực sự hiểu chương trình. Nếu giáo viên thực sự nắm chắc chương trình và hiểu được bản chất, họ có thể phát triển hoạt động giáo dục phù hợp. Khi giáo viên hiểu, đội ngũ đó sẽ phát triển học tập tốt, đáp ứng được chuẩn”, ông Hiền chia sẻ.

Hơn 91.000 giáo viên lớp 1 trước “giờ G” đổi mới
Quan trọng, giáo viên phải biết cách đổi mới phương án dạy từ “cứng” thành sáng tạo hơn trước đây.

Quan trọng, giáo viên phải biết cách đổi mới phương án dạy từ “cứng” thành sáng tạo hơn trước đây.

Bộ GD&ĐT cho biết, hiện toàn quốc có hơn 91.000 giáo viên lớp 1. Cũng theo chuyên gia này nhìn nhận, thực tế hiện nay có một tỷ lệ nhất định thầy cô chậm đổi mới.

Ông Lý giải: “Khi tôi hiểu được chuẩn ra thế nào thì sẽ có nhiều cách làm. Ví dụ, bài học về âm thanh, giáo viên có thể mở điện thoại cho các con nghe, thả điện thoại vào cái cốc để nghe xem âm thanh to hơn hay nhỏ hơn. Từ đó, họ rút ra bài học và lý giải vì sao.

Còn nếu theo sách cũ sẽ dạy kiểu, thứ nhất khái niệm âm thanh, thứ hai ứng dụng như thế nào…, như vậy rất cứng và bị bó hẹp”.

Về lo lắng áp lực của giáo viên lớp 1 trước thềm đổi mới, ông Hiền cho rằng ở lớp 1, hàm lượng kiến thức, tri thức không nhiều nên nỗi lo về tri thức không lớn. Qua khảo sát tại các lớp bồi dưỡng, thầy cô không quá áp lực lo lắng.

Quan trọng họ phải biết cách đổi mới phương án dạy từ “cứng” thành sáng tạo hơn trước đây.

"Điều này không chỉ một mình giáo viên mà cả hiệu trưởng, các nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường dựa trên chương trình mới để từ đó phân luồng tuyến, mạch kiến thức.

Cách tốt nhất để giáo dục theo chương trình phổ thông mới là làm thế nào để giáo viên thoát được SGK, vì lâu nay chúng ta phụ thuộc SGK rất lớn", ông Hiền khẳng định.

Nguồn: Dân trí
dantri.com.vn
Phiên bản di động