Hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời: Góp phần đưa Nông thôn mới đi vào thực chất

Những năm gần đây, chương trình Nông thôn mới đã mang lại nhiều đổi thay cho đời sống nhân dân các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Ninh.
Bắc Ninh: Thanh niên tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới bền vững Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ: Phấn đấu năm 2022, huyện Mỹ Đức đạt chuẩn Nông thôn mới Giảm hộ nghèo 'thần tốc' để về đích nông thôn mới

Tỉnh Quảng Ninh là một trong những tỉnh có diện tích núi rừng rộng và trải dài. Tại nhiều xã vùng cao, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống, sinh hoạt do thiếu hệ thống hạ tầng về điện, nước…

Những năm gần đây, chương trình Nông thôn mới đã mang lại nhiều đổi thay cho đời sống người dân các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Ninh. Tại các xã vùng cao thuộc huyện Hoành Bồ cũ, Bình Liêu hay các xã đảo như: Quan Lạn, Minh Châu, đã có rất nhiều con đường nông thôn được bê tông hóa; các điểm sạt lở và ngập lụt cũng đã được đầu tư và nâng cấp, góp phần xây dựng đời sống nông thôn được nâng cao cũng như cải thiện rõ rệt được tình trạng giao thông nông thôn và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì chương trình nông thôn mới cũng còn có những hạn chế nhất định như không kịp giải ngân đúng tiến độ, chỉ tập trung vào xây dựng đường xá và hỗ trợ người dân mua sắm thiết bị, máy móc…

Hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời: Góp phần đưa Nông thôn mới đi vào thực chất

Việc chỉ làm đường mà không đầu tư hệ thống chiếu sáng một cách đồng bộ tại các trung tâm xã, nơi mật độ dân cư đông đúc đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân vào buổi tối.

Trong khi đó, tại một số nơi được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách xã thì chỉ được thực hiện ở những quy mô nhỏ và kinh phí duy tu bảo dưỡng cũng không có, tiền điện người dân phải đóng góp nên đến nay tại các xã hầu như cũng không còn duy trì được.

Hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời: Góp phần đưa Nông thôn mới đi vào thực chất

Trước tình hình đó tại huyện Hoành Bồ cũ và các xã thuộc huyện như Thống nhất, Quảng La đã mạnh dạn đầu tư hệ thống chiếu sáng công nghệ mới dùng đèn năng lượng mặt trời. Tiêu biểu như các tuyến chiếu sáng thuộc khu 9 xã Lê Lợi, trung tâm xã Quảng La hay tại quốc lộ của xã Thống Nhất họat động 1, 2 năm gần đây đã cho hiệu quả tốt và được người dân hưởng ứng cao.

Thực tế triển khai cho thấy, công nghệ chiếu sáng dùng điện năng lượng mặt trời rất phù hợp với quy mô các xã vùng xa, nơi đầu tư hệ thống chiếu sáng dùng điện lưới là khó có thể triển khai do việc đấu nối nguồn điện và đầu tư hệ thống cáp cũng rất tốn kém. Đây cũng là loại hình có nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như quy mô của các vùng nông thôn; có thể tự động vận hành mà không cần phải dùng các tủ điều khiển phức tạp.

Hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời: Góp phần đưa Nông thôn mới đi vào thực chất

Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời 24V rất an toàn, nó giúp cho nguồn điện ổn định và tăng tuổi thọ cho các thiết bị hơn nhiều so với các thiết bị dùng điện lưới. Ngoài ra, hệ thống hoạt động độc lập và có thể di dời đến những tuyến đường khác nếu như đường xá được nâng cấp và mở rộng, góp phần chống gây lãng phí tiền của nhà nước; đầu tư điện năng lượng mặt trời cũng thấp hơn so với đầu tư dùng điện lưới do không phải đầu tư hệ thống cáp ngầm cũng như trạm điện, tủ điện.

Với chính sách nông thôn mới hiện nay, rõ ràng, cần thay đổi cơ chế linh hoạt hơn, nguồn vốn đầu tư cho các xã vùng sâu,vùng xa. Nếu như đường và điện được làm đồng bộ, việc dùng nguồn vốn Nông thôn mới tiếp tục đầu tư hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời phục vụ người dân sẽ đem lại hiệu quả cao và thiết thực, phát triển các vùng nông thôn, còn khó khăn, đem lại đô thị nông thôn hiện đại và hiệu quả…

Nguồn: TTTĐ
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động