Hệ sinh thái doanh nghiệp Tập đoàn IPPG: Điểm sáng về hiệu quả kinh doanh
Kinh tế hồi phục nhưng vẫn còn nhiều khó khăn
Kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina.
Mặt khác, giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, gây nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng, lương thực, tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu.
Tuy nhiên, nhờ sự lãnh đạo, điều hành linh hoạt của Đảng và Nhà nước, kinh tế Việt Nam đã khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch COVID-19 xuất hiện như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, xuất khẩu hàng hóa...
Minh chứng cho sự hồi phục của nền kinh tế là việc các doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 882,1 nghìn tỷ đồng tăng 13,6% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, cả nước còn có gần 40,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2021), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 lên 116,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
SASCO SHOP là khu mua sắm lớn nhất sân bay Tân Sơn Nhất |
Mặc dù vậy, do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, đặc biệt là tác động từ các nhân tố địa chính trị, dịch bệnh nên số doanh nghiệp rời bỏ thị trường vẫn còn tăng cao.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 50,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 43,0% so với cùng kỳ năm trước; 24,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 8,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Bình quân một tháng có 13,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian tới, kinh tế - xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường.
Mặt khác, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá hàng hóa thiết yếu tăng cao, lạm phát cao trên toàn cầu,… Dịch COVID-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng với các biến thể mới có thể còn diễn biến phức tạp trên thế giới. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ vẫn còn khó khăn trong thời gian tới.
Điểm sáng hệ sinh thái doanh nghiệp của IPPG
Bất chấp địa chính trị thế giới căng thẳng, tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, hệ sinh thái doanh nghiệp của ông Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
Công ty IPP Fashion Retail của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy sự tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu nhiều tác động mạnh mẽ do biến động địa chính trị thế giới, dịch bệnh vẫn còn diễn phức tạp.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn IPPG |
Theo đó, kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, IPP Fashion Retail ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.749 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái; Lợi nhuận sau thuế đạt 386,7 tỷ đồng, tăng 173% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong vài năm trở lại đây, tình hình kinh doanh của IPP Fashion Retail vẫn tăng trưởng ổn định, bất chấp những khó khăn. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa do tác động của dịch COVID-19 thì công ty vẫn hoạt động ổn định.
Thống kê cho thấy, năm 2019, thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, IPP Fashion Retail ghi nhận doanh thu 3.447 tỷ đồng và 227,5 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2020, dịch bệnh bắt đầu bùng phát và tình hình kinh doanh bị hạn chế do các quy định chống dịch COVID-19, tuy nhiên, công ty vẫn đạt 3.712 tỷ đồng doanh thu, 334,3 tỷ đồng lợi nhuận.
Năm 2021, dịch bệnh tác động nặng nề nhất khi phải đóng cửa hơn nửa năm nhưng doanh nghiệp vẫn đạt doanh thu 3.140 tỷ đồng và 171,8 tỷ đồng. Cả năm 2022, doanh nghiệp dự kiến đạt gần 5.100 tỷ đồng doanh thu thuần và 548 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 62% và 219% so với năm 2021.
Được biết, IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là tập đoàn đa ngành, hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng nổi bật nhất vẫn là bán lẻ và dịch vụ sân bay. Tập đoàn có 17 công ty thành viên và 18 công ty liên kết hoạt động tại 6 quốc gia gồm Việt Nam, Mỹ, Úc, Hongkong, Singapore, Philippines.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, các doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ hàng không cũng phục hồi mạnh, song các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái IPPG cho thấy được khả năng thích ứng nhanh nhạy và là nổi bật hơn cả.
Đơn cử, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco) ghi nhận gần 296 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 216% so với cùng kỳ năm ngoái và thu về khoản lợi nhuận trước thuế gần 84 tỷ đồng trong quý II/2022 vừa qua, cải thiện mạnh so với mức lỗ 14,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Đây là mức cao nhất tính theo quý trong vòng ba năm qua và lớn hơn lợi nhuận sáu quý liền trước cộng lại.
So sánh với một doanh nghiệp cùng ngành khác cho thấy được sự vượt trội của Sasco là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không. Theo đó, quý II/2022, công ty này chỉ ghi nhận doanh thu thuần đạt 45,3 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn chỉ đạt 541,6 tỷ đồng. Hay như Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài quý II/2022 chỉ đạt 180,6 tỷ đồng và 53,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng, các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái IPPG cũng tăng trưởng mạnh hơn so với một số doanh nghiệp cùng ngành.
Cụ thể, trong quý II/2022, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn đạt 208,7 tỷ đồng doanh thu, tương đương với cùng kỳ năm ngoái thì doanh thu quý II/2022 đạt gần 296 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 216% so với cùng kỳ năm ngoái. Về lợi nhuận, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn đạt 152,9 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Sasco tới 680%.