Hai phương án về giờ làm việc của cơ quan hành chính
Đề xuất ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 là ngày nghỉ lễ trong năm Đề xuất lấy nước sông Hồng làm sạch sông Tô Lịch Đề xuất tăng phí nước thải với nhà hàng, khách sạn và tiệm rửa xe |
Theo ông Hoan, hiện việc áp dụng khung giờ làm việc trong các cơ quan nhà nước của các cơ quan Trung ương và địa phương không thống nhất. Cụ thể, tại các cơ quan Trung ương, giờ làm việc buổi sáng từ 8 - 12 giờ, trong khi đa số các địa phương là từ 7 - 11 giờ (mùa hè) hoặc 7 giờ 30 - 11 giờ 30 (mùa đông); chiều từ 13 - 17 giờ hoặc từ 13 giờ 30 - 17 giờ 30.
Bộ LĐ-TB-XH đang tính toán điều chỉnh về giờ làm việc của cơ quan hành chính ẢNH: NGỌC DƯƠNG |
Ngay trên địa bàn thủ đô Hà Nội, giờ làm việc của các cơ quan nhà nước cũng có sự khác nhau. “Việc chênh lệch khung giờ làm việc ở các nơi gây ra sự bất tiện cho người dân trong giao dịch hành chính. Hơn nữa, điều này chưa bảo đảm sự liên kết, kết nối giữa giờ làm việc của khối cơ quan hành chính nhà nước ở T.Ư và địa phương.
Sắp tới Chính phủ và các bộ ngành, địa phương sẽ họp và xử lý công việc trực tuyến, việc điều chỉnh giờ làm việc là một trong các giải pháp giải quyết các bất cập nêu trên”, ông Hoan nói.
Theo dự thảo, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất 2 phương án. Phương án 1, bổ sung vào bộ luật Lao động quy định: “Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước”. Thời gian làm việc dự kiến là từ 8 giờ 30 - 17 giờ 30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ). Phương án này phù hợp hơn với thời gian làm việc của các quốc gia. Phương án 2 là giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính.
Dự thảo bộ luật Lao động sửa đổi đang được lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị và người dân trên cổng thông tin Chính phủ và website của Bộ LĐ-TB-XH. Bộ LĐ-TB-XH sẽ tổng hợp, hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ, dự kiến trong tháng 5/2019