Hải Dương: Dự kiến in 25 nghìn tem truy xuất nguồn gốc vải thiều Thanh Hà
Hải Dương: Xem xét chủ trương đầu tư cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 391 Hải Dương: Phá đường dây đánh bạc đa cấp 2000 tỷ qua mạng Hải Dương đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cho SEA Games 31 |
Niên vụ vải năm nay, huyện Thanh Hà dự kiến sẽ in khoảng 25.000 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chuẩn bị hơn 4 nghìn hộp và túi đựng sản phẩm vải thiều, in 1 nghìn logo, 2 nghìn tờ rơi và thư ngỏ nhằm quảng cáo sản phẩm đến các doanh nghiệp, siêu thị, đại lý, thương nhân và các cơ quan ban ngành liên quan trên khắp mọi miền đất nước về thu mua sản phẩm.
Ngoài ra, để quảng bá cho thương hiệu, huyện cũng tích cực mời gọi các cơ quan báo chí tuyên truyền cho sản phẩm; Gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp bàn biện pháp tiêu thụ vải và hỗ trợ cho các tập thể, cá nhân có gian hàng trưng bày sản phẩm tại hội chợ, mỗi gian hàng được hỗ trợ 2 triệu đồng.
Huyện Thanh Hà dự kiến sẽ in khoảng 25.000 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm |
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, hiện có 3.273 ha vải, trong đó có khoảng 1.600 ha vải sớm, còn lại là trà vải chính vụ. Trà vải sớm đang nở hoa đến đậu quả, riêng vải U trứng trắng đang trong giai đoạn quả non. Vải thiều chính vụ đang ra hoa, tuy nhiên một số diện tích có hoa xen lộc.
Đến nay toàn huyện có 400 ha vải được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 50 ha vải đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Huyện hiện có 155,3 ha vải được cấp mã số vùng trồng, đủ điều kiện xuất khẩu đi các nước Mỹ, Nhật Bản, Úc…
Sau khi kiểm tra thực tế tại một số địa phương đoàn kiểm tra đánh giá năm nay do thời tiết thuận lợi mật độ hoa vải năm nay ra đạt cao khoảng trên 95%, sản lượng vải năm nay của huyện ước tính tăng khoảng từ 10 đến 15% so với năm trước.
Để các trà vải ra hoa đậu quả đạt kết quả cao đoàn kiểm tra của tỉnh đề nghị các cơ quan chuyên môn của huyện tích cực tuyên truyền, khuyến cáo cho bà con nông dân, tích cực kiểm tra diện tích vải đang ra hoa, nhất là trà vải sớm để phát hiện sớm sâu bệnh, dùng các loại thuốc đặc trị để phun phòng kịp thời, tránh để ảnh hưởng tới năng xuất cũng như chất lượng của quả vải.