Hải Dương: Chủ động ứng phó tình huống mưa lớn kéo dài

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Hải Dương đề nghị các cấp, các ngành theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, kịp thời có phương án phòng chống.
Hải Dương: Mỗi hội đồng thi vào lớp 10 có ít nhất 2 thanh tra Hải Dương: Triệt phá đường dây trộm cắp xe máy chuyên nghiệp, liên tỉnh Hải Dương: Vải thiều chính vụ chín muộn

Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 5/6, khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to. Đây là đợt mưa diện rộng, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh và có thể kéo dài đến ngày 12/6.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Hải Dương đề nghị các cấp, các ngành theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, kịp thời có phương án phòng chống. Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó thiên tai phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. Lưu ý trọng điểm công trình đê điều, sạt lở bãi sông, bờ kênh Bắc Hưng Hải; các công trình đang thi công, khu vực trũng thấp có nguy cơ ngập úng; khơi thông dòng chảy, xử lý sự cố từ giờ đầu theo phương châm “4 tại chỗ”. Triển khai các biện pháp sẵn sàng tiêu úng, bảo vệ sản xuất…

Hải Dương: Chủ động ứng phó tình huống mưa lớn kéo dài
Năm 2022, thiên tai có diễn biến phức tạp, khốc liệt và khó đoán.

Hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến kỹ năng ứng phó với các loại hình thiên tai tới người dân. Ưu tiên tin, bài về diễn biến mưa lớn, dông lốc, sét và gió giật mạnh. Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh bám sát diễn biến thời tiết, thiên tai, báo cáo kịp thời lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Ban Chỉ huy, lãnh đạo UBND cấp huyện để chủ động trong công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra…

Theo báo cáo từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, từ đầu năm 2022 đến nay đã xảy ra 70 trận mưa lớn, 74 trận dông lốc, 24 vụ sạt lở bờ sông, 107 trận động đất và 2 đợt rét đậm, rét hại.

Thiên tai đã khiến 61 người chết, mất tích; 35 người bị thương; 121 nhà sập; 2.372 nhà hư hỏng, tốc mái; 166.452ha lúa, hoa màu ngập úng, thiệt hại; 17.439 con gia súc, 42.293 con gia cầm bị chết; 299 ghe, thuyền bị chìm, hư hỏng; 3.601 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, 8.723 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 26 cầu tạm bị cuốn trôi; sạt lở 23 km đường giao thông; 463.330m3 đất đá sạt lở. Thiệt hại về kinh tế ước khoảng 3.875 tỷ đồng.

Năm 2022, do ảnh hưởng của La Nina (Hài Đồng nữ - là sự xuất hiện lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương) nên nhiều nguy cơ thiên tai sẽ diễn ra phức tạp, khốc liệt và khó dự đoán hơn năm 2021, đặc biệt là mùa mưa bão sắp tới. Mưa lớn có thể tập trung nhiều ở những tháng cuối năm; nhiều cơn bão có khả năng có quỹ đạo và cường độ bất thường.

PV
Phiên bản di động