Hạ Thái Lan, tuyển nữ Việt Nam vững chắc vị thế số 1 Đông Nam Á
Vì sao 22 tỷ tiền thưởng vẫn chưa đến tay đội bóng nữ Việt Nam? Năm 2021, lần đầu tiên sẽ có giải nữ quốc gia Futsal Virus Corona hoành hành: Bóng đá Việt Nam sẽ tạm hoãn? |
Quả cảm chiến đấu
“Chảo lửa” Cẩm Phả được khoác lên “đồng phục đỏ” của hàng chục ngàn khán giả |
“Chảo lửa” Cẩm Phả được khoác lên “đồng phục đỏ” của hàng chục ngàn khán giả trên khán đài đã tiếp thêm mãnh lực chiến đấu mạnh mẽ cho ĐT nữ Việt Nam. Với điểm tựa ấy, đoàn quân của ông Mai Đức Chung đã nhập cuộc với tinh thần quyết chiến, hướng đến khung thành Thái Lan để bắt phá.
Nhận thấy điểm yếu ở cánh trái của Thái Lan, ĐT nữ Việt Nam đã dồn toàn lực với sự cơ động của bộ đôi Bích Thùy và Thùy Trang đã làm tê liệt những đồng nghiệp ở bên kia chiến tuyến. Những phá dốc bóng đầy tốc lực từ bên cánh phải rồi lật cánh vào trong đã đem đến cho đội chủ nhà hàng loạt cơ hội ăn bàn trông thấy.
Tiền đạo Huỳnh Như thi đấu xuất sắc trong trận chung kết |
Ngay phút thứ hai, Nguyễn Thị Vạn bật cao đánh đầu sau đường chuyền cùa Bích Thùy nhưng thủ môn Boosing đã bay người cản phá, cứu một bàn thua trông thấy cho Thái Lan.
Năm phút sau, Thùy Trang căng ngang từ cánh phải, Huỳnh Như ngã người bắt bóng, buộc thủ môn Boonsing phải bay người cản phá để bóng đi hết biên ngang.
Đó là những tình huống điển hình có thể ăn bàn của ĐT nữ Việt Nam nhưng các chân sút của đội chủ nhà đã không tận dụng được. Cũng phải thừa nhận rằng, thủ môn Boonsing đã chơi tập trung, ra vào hợp lý nên đã bảo toàn được khung thành của đội nhà.
Nhìn tổng thể trong hiệp 1, ĐT nữ Việt Nam kiểm soát hoàn toàn thế trận, nắm thế chủ động trên sân nhưng như đã đề cập, các học trò của ông Mai Đức Chung vẫn thiếu một chút tinh tế trong các pha dứt điểm nên những Huỳnh Như, Nguyễn Thị Vạn, Tuyết Dung… đều không thể chuyển hóa thành bàn thắng.
Chơi phòng ngự số đông nên trong hiệp 1, Thái Lan ít có cơ hội để tiếp cận cầu môn của Kim Thanh. Dù vậy, đội khách cũng có 2 pha hãm thành rất nguy hiểm nhưng “người gác đền” của ĐT nữ Việt Nam đã cảnh giác và đã hóa giải thành công.
Dường như để tìm kiếm thêm những khoảng trống trong hệ thống phòng ngự của Thái Lan nên đầu hiệp 2, ĐT nữ Việt Nam không tổ chức tấn công dồn dập mà chơi có phần chậm rãi hơn. Những tính toán ấy của đoàn quân ông Mai Đức Chung giúp cho đội bóng nữ xứ Chùa vàng có cơ hội để kiểm soát bóng nhiều hơn.
Tuy nhiên, Thái Lan đã rơi vào cái bẫy mà ĐT nữ Việt Nam giăng sẵn khi trong một pha tổ chức hãm thành nhanh ở phút 59, Dương Thị Vân thực hiện đường thọc khe rất nguy hiểm khiến hậu vệ của đối phương không thể cản phá để Huỳnh Như thoát xuống rồi vượt qua thủ môn Boonsing trước khi tung cú dứt điểm đưa ĐT nữ Việt Nam vượt lên dẫn trước.
Huỳnh Như qua thủ môn Boonsing trước khi tung cú dứt điểm ghi bàn thắng duy nhất giúp ĐT nữ Việt Nam lên ngôi vô địch |
Bị dẫn bàn, Thái Lan buộc phải dâng cao để tìm kiếm bán gỡ. Đây là cơ hội để các học trò ông Mai Đức Chung thực hiện những pha phản công để đào sâu cách biệt. Tuy vậy, ĐT nữ Việt Nam đã không may mắn trong các pha hãm thành. Đáng kể nhất là ở phút 79, Tuyết Dung tung cú sút chéo góc khá hiểm buộc thủ môn Thái Lan phải dùng chân để cản phá. Ngay lập tức, Thùy Trang lao vào tung cú dứt điểm nhưng lại đưa bóng chạm xà ngang.
Về phần mình, Thái Lan cũng đã tạo áp lực đáng kể lên phần sân của ĐT nữ Việt Nam cũng như có những cơ hội ăn bàn khá rõ nét. Đáng kể nhất là cú sút phạt trực tiếp rất hiểm của Dangda ở phút 87 nhưng thủ môn Kim Thanh đã xuất sắc dùng chân cản phá.
Chung cuộc, ĐT nữ Việt Nam giành chiến thắng với tỷ số 1 - 0 trước ĐT nữ Thái Lan, qua đó, giành huy chương vàng SEA Games 31.
Bàn thắng: Huỳnh Như (59')
Đội hình ra sân:
Việt Nam: Kim Thanh, Thu Thương, Chương Thị Kiều, Trần Thị Thu, Hoàng Thị Loan, Nguyễn Thị Vạn (Hải Yến 57'), Dương Thị Vân (Vạn Sự 90'+1), Bích Thùy (Thanh Nhã 64'), Thùy Trang (Hải Linh 90+2), Tuyết Dung, Huỳnh Như.
Thái Lan: Boonsing, Saenkhun, Makris, Philawan, Intamee, Plinyosuk, Phetwiset, Srangthaisong, Chetthabutr, Waenngoen, Dangda.
Vững chắc vị thế số 1 Đông Nam Á
Chức vô địch bóng đá nữ SEA Games 31 là danh hiệu thứ 10 của Việt Nam trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á. Trước đó, đội tuyển sáu lần đoạt HC vàng SEA Games năm 2001, 2003, 2005, 2009, 2017, 2019 và ba lần vô địch Đông Nam Á năm 2006, 2012 và 2019.
Chiến tích trên sân Cẩm Phả giúp Việt Nam vượt qua chín danh hiệu của Thái Lan, gồm bốn lần vô địch Đông Nam Á năm 2011, 2015, 2016, 2018 và năm HC vàng SEA Games năm 1985, 1995, 1997, 2007 và 2013. Nhưng nếu xét cả thành tích ngoài khu vực, Thái Lan cũng đã đoạt 10 danh hiệu, gồm chức vô địch châu Á năm 1983, khi giải diễn ra trên sân nhà của họ.
Trong 10 danh hiệu của Việt Nam, HLV Mai Đức Chung góp công vào sáu chức vô địch, gồm SEA Games 2003, 2005, 2017, 2019, 2021 và AFF Cup 2019. Bốn danh hiệu còn lại thuộc về Steve Darby (SEA Games 2001), Trần Ngọc Thái Tuấn (AFF Cup 2006) và Trần Vân Phát (SEA Games 2009, AFF Cup 2012).
Ông Chung vượt qua thành tích của Đoàn Thị Kim Chi, để thành HLV giàu thành tích nhất bóng đá Việt Nam với chín danh hiệu. Ngoài sáu chức vô địch cùng đội tuyển nữ Việt Nam, HLV 72 tuổi còn giành Cup Quốc gia cùng Navibank Sài Gòn, và giúp Bình Dương đoạt cú đúp danh hiệu quốc gia năm 2015.
Trung vệ Chương Thị Kiều và tiền vệ Nguyễn Thị Tuyết Dung cũng lần thứ năm vô địch cùng đội tuyển nữ. Còn đội trưởng Huỳnh Như đứng trước cơ hội vượt qua đàn chị Kim Chi và đàn anh Phạm Thành Lương để thành cầu thủ đầu tiên năm lần đoạt Quả Bóng Vàng Việt Nam. Cầu thủ gốc Trà Vinh đã bốn lần nhận giải thưởng này, và tại SEA Games 31, cô ghi bàn duy nhất ở cả hai trận bán kết lẫn chung kết. Huỳnh Như còn góp công không nhỏ đưa Việt Nam tới VCK World Cup 2023.