Hà Nội, TPHCM và 10 tỉnh thành cách ly xã hội đến 22/4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia, cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với TP HCM, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao.
Kiến nghị Thủ tướng tiếp tục cách ly xã hội theo 3 nhóm Học sinh lớp 5 thiết kế game "đánh nhau" với virus SARS-CoV-2 Hà Nội đề xuất kéo dài cách ly xã hội tới ngày 30/4

Đây là quyết định được đưa ra trong cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành về công tác phòng chống Covid-19, chiều 15/4.

Theo Thủ tướng, danh sách 12 tỉnh thành này không phải bất biến mà có thể thay đổi. Đến tuần sau, Chính phủ sẽ tiếp tục họp để quyết định xem có kéo dài cách ly xã hội đến 30/4 hay không.

12 tỉnh thành tiếp tục thực hiện nghiêm cách ly xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Bắc Ninh, Bình Thuận, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Tây Ninh.

ha noi tphcm va 10 tinh thanh cach ly xa hoi den 224
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp trực tuyến Chính phủ. Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM.

Trước đó, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã bàn thảo và thống nhất kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện 'cách ly xã hội' để phòng, chống dịch bệnh.

Dựa trên bộ tiêu chí được cân nhắc tính toán kỹ lưỡng, Ban chỉ đạo xếp các tỉnh thành 3 nhóm theo phân loại mức độ nguy cơ dịch bệnh. Các tiêu chí này bao gồm: Có đầu mối giao thông, mật độ di chuyển, đi lại lớn; có biên giới, nhiều người qua lại biên giới; những điểm trước đây có tiếp xúc rất nhiều với người nước ngoài; mật độ dân cư; mật độ các nhà máy, khu công nghiệp tập trung... Đặc biệt là có một nhóm tiêu chí liên quan đến năng lực ứng phó của cấp ủy, chính quyền khi có ca bệnh, năng lực kiểm soát việc thực hiện các chỉ đạo, chỉ thị, khuyến nghị về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 từ trước đến nay.

Theo đó, các nhóm được đề xuất bao gồm:

+ Đối với nhóm 1 nhóm có nguy cơ cao: (1)Hà Nội, (2) Lào Cai; (3) Quảng Ninh, (4) Lạng Sơn; (5) Bắc Ninh; (6) Ninh Bình (Trường Yên); (6) Đà Nẵng; (7) Quảng Nam; (8) Bình Thuận; (9) Khánh Hoà; (10) Hồ Chí Minh; (11) Tây Ninh.

+ Đối với nhóm 2 nhóm có nguy cơ trung bình: (1) Thái Nguyên; (2) Nam Đinh; (3) Hà Nam; (4) Nghệ An; (5) Hà Tĩnh; (6) Thừa Thiên Huế; (7) Đồng Nai; (8) Bình Dương; (9) Cần Thơ; (10) Sóc Trăng; (11) Kiên Giang; (12) Hải Phòng;

+ Đối với nhóm 3 nhóm có nguy cơ thấp: Các tỉnh còn lại.

Các hoạt động cụ thể được phân theo phụ lục 2 đính kèm. Có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm đó là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu: hạn chế và khuyến cáo. Việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ: đóng cửa; hạn chế; khuyến cáo. Việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng: Tạm dừng; hạn chế; khuyến cáo. Việc tụ tập đông người: Không quá 2 người; không quá 10 người; không quá 20 người.

Trong khi đó, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị chỉ nên chia các địa phương thành 2 nhóm. Nhóm nguy cơ cao cần áp dụng việc cách ly xã hội đến 22/4 là 12 tỉnh thành gồm: Hải Phòng, TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh.

Các địa phương còn lại được xếp vào nhóm nguy cơ thấp và không cần thiết tiếp tục cách ly xã hội. Bởi những ngày qua người dân các tỉnh không có nguy cơ lây nhiễm gặp nhiều áp lực, mong muốn được nới lỏng.

Tính đến sáng nay, Ban chỉ đạo đã nhận được báo cáo trả lời của 58 tỉnh, thành phố. Trong đó, 24 tỉnh đề nghị thực hiện giãn cách xã hội hết tháng 4, 3 địa phương đề nghị thực hiện thêm 1 tuần, 2 tỉnh đề nghị tiếp tục Chỉ thị 16 đén khi không còn ca nhiễm thứ phát, 3 nơi đề nghị giãn cách tỉnh với tỉnh, 3 tỉnh đề nghị ngừng thực hiện cách ly xã hội đối với nơi chưa có dịch...

D.Minh (t/h)
Phiên bản di động