Hà Nội: Thêm 5 di sản được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng Bước tiến mới trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Công chúng thích thú tìm hiểu quá trình hồi sinh biệt thự cổ ở Hà Nội |
Cụ thể, đó là những di sản: Nghề thủ công truyền thống Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội; Lễ hội truyền thống Lễ hội làng Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội; Lễ hội truyền thống Lễ hội Đình Tường Phiêu, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội; Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội; Lễ hội truyền thống Lễ hội Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
Nghệ nhân Nghiêm Xuân Đạt ở làng may áo dài Trạch Xá (Hà Nội) |
Tính đến nay, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích văn hóa, lịch sử, trong đó có 16 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt, gần 1.200 di tích được xếp hạng quốc gia, đặc biệt Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Gắn bó chặt chẽ với hệ thống di tích lịch sử là những lễ hội truyền thống với nhiều quy mô, hình thức khác nhau, góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô, tiêu biểu như hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010), hội Cổ Loa (huyện Đông Anh), hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Đống Đa (quận Đống Đa), hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai), hội chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất), hội chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ)…
Việc công nhận những di tích, lễ hội là di sản văn hóa quốc gia sẽ là lợi thế để Hà Nội phát huy giá trị, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển.